VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Trong khi toàn xã hội đang tập
trung nỗ lực hiện thực hóa quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục đào do Đảng khởi xướng từ đòi hỏi của thực tiễn cuộc
sống, hướng đến đưa nền giáo dục nước nhà ngang tầm với yêu cầu bồi dưởng, xây
dựng phẩm chất, năng lực con người mới, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế, thì vẫn có một số người với các mưu đồ khác tìm cách tuyên
truyền, làm suy giảm niềm tin, cản trở sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Nhân dân
ta tiến hành.
Nhận diên một số âm mưu, thủ đoạn chống phá
Họ không ngần ngại phủ nhận thành quả, cho rằng giáo dục - đào tạo của Việt Nam đang xuống cấp, khủng hoảng nghiêm trọng, đang xuống dốc vì tụt hậu, được hoạch định
chính sách, dẫn dắt, điều hành của bộ máy dung chứa tư tưởng bảo thủ. Trên mạng
xã hội xuất hiện những tin, bài
xuyên tạc, cường điệu hóa các biểu hiện về bạo lực học đường trong học sinh,
sinh viên; về bất
cập chất lượng đáp ứng nguồn nhân
lực... từ đó quy
chụp, thổi phồng hiện tượng thành bản chất và xen lồng kích động tư tưởng phản kháng. Lợi dụng phản biện xã hội, một
số người xuyên tạc, hạ thấp vai
trò giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục
đào tạo. Trong
các “thư ngỏ”, “bình luận”...
theo họ, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ được coi là một bộ môn
khoa học xã hội, như
những luận thuyết chính trị học khác, theo đà, tiến tới công
khai phủ nhận vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận, vai trò chỉ đạo đời sống tinh
thần của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở tầm mức cao hơn, từ lý thuyết “xã hội dân sự” theo hình thức độc lập, “thế giới phẳng”, tập trung hướng lái nền
giáo dục thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Cổ xúy “xã hội hóa” giáo dục đào tạo theo tiêu chí, chức năng xã hội lừa mị của phương Tây: phi
chính trị hóa giáo dục đào tạo. Đi vào cụ thể, gieo rắc, tiêm
nhiễm tư tưởng xét lại, phủ nhận lịch sử trong giáo dục, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, nhất là lịch sử đấu tranh
cách mạng; các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với tư tưởng bài Trung, thân Mỹ
phương Tây, yêu cầu bổ sung vào
sách giáo khoa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam phải
ngang hàng, “bình
đẳng” với cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. “Cảnh
báo” nguy cơ bị “đồng hóa” khi chúng ta có chủ trương đa dạng hóa việc học ngoại
ngữ, trong đó có tiếng Trung. Thực
chất là tư tưởng kích động hận thù, chiến tranh, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định và
cơ hội phát triển đất nước trong giới trẻ. Gần đây
các đối tượng chống đối trên mạng tích cực loan truyền và kêu gọi thanh niên trong nước tham gia cái gọi là “Học bổng
xã hội dân sự VOICE năm 2016” với mục tiêu được tung hô là “đóng góp vào sự
thay đổi tích cực của xã hội” hay tương lai “trở thành một nhà hoạt động xã hội
và lập dự án riêng của mình”, sau khi hoàn tất khóa học
ở Philippin. Để dụ bạn trẻ vào chiêu trò này, VOICE tô vẽ rằng, tham gia khóa học, học viên được tài trợ miễn phí, nhận học bổng, được tham gia các
khóa đào tạo và hội thảo quốc tế của các
tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á; có cơ hội được tham gia các chương trình thực tập sinh
tại các tổ chức quốc tế, văn phòng dân biểu liên bang và tiểu bang ở Canada và
Úc. Những viễn cảnh mầu hồng này, đánh vào tâm lý thích hưởng thụ, lại có mác “nhà hoạt động xã hội” của không ít người. Thực chất VOICE là một tổ chức phản động thuộc tổ
chức khủng bố Việt Tân do Trịnh Hội, Hoàng Tứ Duy (phát ngôn viên của Việt Tân)
và một số thành viên Việt Tân lập ra ở Mỹ dưới vỏ bọc tổ chức “Phi Chính phủ”. Té nước theo mưa, lợi dụng giáo dục mở trên mạng Internet, một số tổ chức đề cao chất lượng giáo dục phương Tây, vu cáo Đảng
và Nhà nước ta không sử dụng người tài, người được đào tạo ở
nước ngoài. Chủ động móc nối, lôi kéo một bộ phận du học sinh, sinh viên Việt
Nam tại nước ngoài vào các hoạt động tuyên truyền, chống phá công cuộc đổi mới
của nước ta. Tuyên bá quan
điểm tư tưởng chính trị phương Tây, kích động
tinh thần yêu nước manh động, “phi bạo lực”, chống đối thể chế chính trị hiện thời, xúi giục
thế hệ trẻ, nhất là sinh viên đòi hỏi “cải cách”, phủ nhận thành quả cha ông, của lịch sử; sống theo lối sống phương Tây,
dưới mác “hội nhập, hiện đại”, dọn đường cho “cách mạng
màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam.
Một số suy nghĩ về giải pháp đấu tranh
Chú trọng quản lý chặt chẽ nội dung, chương trình giáo
dục đào tạo, nhất
là khoa học xã hội và nhân văn, bảo
đảm có định hướng chính trị đúng đắn, trước hết là tuyên
truyền, giáo dục sâu
sắc những vấn đề cơ bản, cốt lõi, bản chất của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng
trên các lĩnh vực, phù hợp sứ mạng của các nhà trường, mục tiêu yêu cầu giáo dục
đào tạo các đối tượng. Tăng cường
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các lực lượng sư phạm, tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị trong tư tưởng, đạo đức,
phong cách cho đội ngũ cán bộ, giảng
viên. Có biện
pháp, cơ chế đảm bảo yêu cầu về thái
độ, kiến thức, năng lực nhận biết, cập nhật những vấn đề từ thực tiễn và thể hiện tính chiến đấu, tham gia phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong các
bài giảng, các hình thức giáo dục đào tạo, tập
trung vào hệ thống chuyên đề, chủ đề các môn
lý luận Mác-Lênin (Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học), Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước...Nhằm kết hợp,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học về phòng, chống “diễn
biến hòa bình” nói chung, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, các nhà trường cần tổ chức
tốt các hoạt động khoa học: hội thảo, tọa đàm, trao đổi học thuật khoa học... Đồng
thời, đẩy mạnh
thông tin
tình hình, định hướng quản lý nội bộ, phát ngôn; tuyên truyền kết quả, thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Có kế hoạch tổ chức nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao
nhận thức, bồi dưỡng bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh
viên, học viên. Phát huy thế mạnh, các nhà trường quan tâm xây dựng lực lượng,
tổ chức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” nói chung, và trên lĩnh vực
giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lượng chuyên mục phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên hệ thống truyền thông đại chúng trong nội
bộ và ngoài xã hội. Quán triệt
sâu sắc triết lý giáo dục “dạy người, dạy
chữ, dạy nghề” của Đảng, đi sâu tích cực hóa các hoạt động giáo dục, rèn luyện sinh viên, học viên theo mục
tiêu yêu cầu đào tạo; cùng với tăng cường bồi
dưỡng kỹ năng nghề
nghiệp, đặc biệt chú trọng rèn
luyện, hoàn thiện phẩm chất, thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh với
những biểu hiện sai trái, phản động thâm nhập vào hoạt
động sống của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học
viên, nhất là những hoạt động có tính giáo dục, văn hóa cao (tọa đàm, đối thoại, diễn đàn, văn
hóa văn nghệ...). Tích cực phát hiện, loại bỏ văn hóa độc hại trên “tường” các tài khoản của mạng xã hội. Kết hợp giáo dục, quán triệt với giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản
lý, duy trì thực
hiện các quy định sử dụng mạng
Internet, mạng nội bộ.
ng lực con người mới, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và
hội nhập quốc tế, thì vẫn có một số người với các mưu đồ khác tìm cách tuyên
truyền, làm suy giảm niềm tin, cản trở sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Nhân dân
ta tiến hành.
Nhận diên một số âm mưu, thủ đoạn chống phá
Họ không ngần ngại phủ nhận thành quả, cho rằng giáo dục - đào tạo của Việt Nam đang xuống cấp, khủng hoảng nghiêm trọng, đang xuống dốc vì tụt hậu, được hoạch định
chính sách, dẫn dắt, điều hành của bộ máy dung chứa tư tưởng bảo thủ. Trên mạng
xã hội xuất hiện những tin, bài
xuyên tạc, cường điệu hóa các biểu hiện về bạo lực học đường trong học sinh,
sinh viên; về bất
cập chất lượng đáp ứng nguồn nhân
lực... từ đó quy
chụp, thổi phồng hiện tượng thành bản chất và xen lồng kích động tư tưởng phản kháng. Lợi dụng phản biện xã hội, một
số người xuyên tạc, hạ thấp vai
trò giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục
đào tạo. Trong
các “thư ngỏ”, “bình luận”...
theo họ, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ được coi là một bộ môn
khoa học xã hội, như
những luận thuyết chính trị học khác, theo đà, tiến tới công
khai phủ nhận vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận, vai trò chỉ đạo đời sống tinh
thần của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở tầm mức cao hơn, từ lý thuyết “xã hội dân sự” theo hình thức độc lập, “thế giới phẳng”, tập trung hướng lái nền
giáo dục thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Cổ xúy “xã hội hóa” giáo dục đào tạo theo tiêu chí, chức năng xã hội lừa mị của phương Tây: phi
chính trị hóa giáo dục đào tạo. Đi vào cụ thể, gieo rắc, tiêm
nhiễm tư tưởng xét lại, phủ nhận lịch sử trong giáo dục, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, nhất là lịch sử đấu tranh
cách mạng; các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với tư tưởng bài Trung, thân Mỹ
phương Tây, yêu cầu bổ sung vào
sách giáo khoa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam phải
ngang hàng, “bình
đẳng” với cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ. “Cảnh
báo” nguy cơ bị “đồng hóa” khi chúng ta có chủ trương đa dạng hóa việc học ngoại
ngữ, trong đó có tiếng Trung. Thực
chất là tư tưởng kích động hận thù, chiến tranh, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định và
cơ hội phát triển đất nước trong giới trẻ. Gần đây
các đối tượng chống đối trên mạng tích cực loan truyền và kêu gọi thanh niên trong nước tham gia cái gọi là “Học bổng
xã hội dân sự VOICE năm 2016” với mục tiêu được tung hô là “đóng góp vào sự
thay đổi tích cực của xã hội” hay tương lai “trở thành một nhà hoạt động xã hội
và lập dự án riêng của mình”, sau khi hoàn tất khóa học
ở Philippin. Để dụ bạn trẻ vào chiêu trò này, VOICE tô vẽ rằng, tham gia khóa học, học viên được tài trợ miễn phí, nhận học bổng, được tham gia các
khóa đào tạo và hội thảo quốc tế của các
tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á; có cơ hội được tham gia các chương trình thực tập sinh
tại các tổ chức quốc tế, văn phòng dân biểu liên bang và tiểu bang ở Canada và
Úc. Những viễn cảnh mầu hồng này, đánh vào tâm lý thích hưởng thụ, lại có mác “nhà hoạt động xã hội” của không ít người. Thực chất VOICE là một tổ chức phản động thuộc tổ
chức khủng bố Việt Tân do Trịnh Hội, Hoàng Tứ Duy (phát ngôn viên của Việt Tân)
và một số thành viên Việt Tân lập ra ở Mỹ dưới vỏ bọc tổ chức “Phi Chính phủ”. Té nước theo mưa, lợi dụng giáo dục mở trên mạng Internet, một số tổ chức đề cao chất lượng giáo dục phương Tây, vu cáo Đảng
và Nhà nước ta không sử dụng người tài, người được đào tạo ở
nước ngoài. Chủ động móc nối, lôi kéo một bộ phận du học sinh, sinh viên Việt
Nam tại nước ngoài vào các hoạt động tuyên truyền, chống phá công cuộc đổi mới
của nước ta. Tuyên bá quan
điểm tư tưởng chính trị phương Tây, kích động
tinh thần yêu nước manh động, “phi bạo lực”, chống đối thể chế chính trị hiện thời, xúi giục
thế hệ trẻ, nhất là sinh viên đòi hỏi “cải cách”, phủ nhận thành quả cha ông, của lịch sử; sống theo lối sống phương Tây,
dưới mác “hội nhập, hiện đại”, dọn đường cho “cách mạng
màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam.
Một số suy nghĩ về giải pháp đấu tranh
Chú trọng quản lý chặt chẽ nội dung, chương trình giáo
dục đào tạo, nhất
là khoa học xã hội và nhân văn, bảo
đảm có định hướng chính trị đúng đắn, trước hết là tuyên
truyền, giáo dục sâu
sắc những vấn đề cơ bản, cốt lõi, bản chất của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng
trên các lĩnh vực, phù hợp sứ mạng của các nhà trường, mục tiêu yêu cầu giáo dục
đào tạo các đối tượng. Tăng cường
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các lực lượng sư phạm, tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị trong tư tưởng, đạo đức,
phong cách cho đội ngũ cán bộ, giảng
viên. Có biện
pháp, cơ chế đảm bảo yêu cầu về thái
độ, kiến thức, năng lực nhận biết, cập nhật những vấn đề từ thực tiễn và thể hiện tính chiến đấu, tham gia phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong các
bài giảng, các hình thức giáo dục đào tạo, tập
trung vào hệ thống chuyên đề, chủ đề các môn
lý luận Mác-Lênin (Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học), Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền
nhà nước...Nhằm kết hợp,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học về phòng, chống “diễn
biến hòa bình” nói chung, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, các nhà trường cần tổ chức
tốt các hoạt động khoa học: hội thảo, tọa đàm, trao đổi học thuật khoa học... Đồng
thời, đẩy mạnh
thông tin
tình hình, định hướng quản lý nội bộ, phát ngôn; tuyên truyền kết quả, thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Có kế hoạch tổ chức nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao
nhận thức, bồi dưỡng bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh
viên, học viên. Phát huy thế mạnh, các nhà trường quan tâm xây dựng lực lượng,
tổ chức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” nói chung, và trên lĩnh vực
giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lượng chuyên mục phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên hệ thống truyền thông đại chúng trong nội
bộ và ngoài xã hội. Quán triệt
sâu sắc triết lý giáo dục “dạy người, dạy
chữ, dạy nghề” của Đảng, đi sâu tích cực hóa các hoạt động giáo dục, rèn luyện sinh viên, học viên theo mục
tiêu yêu cầu đào tạo; cùng với tăng cường bồi
dưỡng kỹ năng nghề
nghiệp, đặc biệt chú trọng rèn
luyện, hoàn thiện phẩm chất, thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh với
những biểu hiện sai trái, phản động thâm nhập vào hoạt
động sống của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học
viên, nhất là những hoạt động có tính giáo dục, văn hóa cao (tọa đàm, đối thoại, diễn đàn, văn
hóa văn nghệ...). Tích cực phát hiện, loại bỏ văn hóa độc hại trên “tường” các tài khoản của mạng xã hội. Kết hợp giáo dục, quán triệt với giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản
lý, duy trì thực
hiện các quy định sử dụng mạng
Internet, mạng nội bộ.