Nhân dịp kỷ niệm 185
năm thành lập và 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh, nhận lời mời của Hội Văn học
Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh, vừa qua, Trường Đại học Chính trị đã tham gia Ngày
thơ Việt Nam lần thứ XV với chủ đề “Văn hiến Bắc Ninh từ cội nguồn tỏa sáng
tương lai”. Trong đó, tác phẩm thơ “40 mùa chim xây tổ” của Trung tướng, PGS,
TS Phạm Quốc Trung, Hiệu trưởng Nhà trường được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc
Ninh bình chọn là 1 trong 2 tác phẩm thơ đặc biệt xuất sắc.
Màu thời gian thấm đậm lớp rêu phong
Đẹp nguyên sơ mái trường Thành Cổ
Cây phượng già đã bao mùa hoa đỏ
Tiễn vạn bước chân đi bốn phương trời.
Sắc màu nhân văn lan tỏa nơi nơi
Bên cây súng luôn có đàn, có sách.
Khi Tổ quốc cần, máu xương không tiếc
Nguyện nằm lại biên cương, mãi mãi không về…
Bốn mươi năm vượt gian khó bộn bề
Qua bao lần thay tên, nhập, tách
Trăn trở, miệt mài bên từng trang sách
Để lý luận gần hơn thực tiễn chiến trường.
Bài học hôm nay trên bục giảng đường
Đèn trình chiếu thay dần bụi phấn.
Hoa khoe sắc bên dây phơi áo lính
Giúp thăng hoa câu “quan họ yếm đào”.
Mấy thế hệ chung bước dưới cờ sao
Cây trái chín, nụ chồi tiếp nối
Pho sử Trường mở sang trang mới
Vẫn đậm tên ai xây móng, đắp nền.
Làn hương thờ các Liệt sĩ học viên
Tỏa nhuộm màu xanh lá xà cừ cổ thụ
Che bóng mát gọi chim về xây tổ
Để một mai tung cánh hướng chân trời./.
Đẹp nguyên sơ mái trường Thành Cổ
Cây phượng già đã bao mùa hoa đỏ
Tiễn vạn bước chân đi bốn phương trời.
Sắc màu nhân văn lan tỏa nơi nơi
Bên cây súng luôn có đàn, có sách.
Khi Tổ quốc cần, máu xương không tiếc
Nguyện nằm lại biên cương, mãi mãi không về…
Bốn mươi năm vượt gian khó bộn bề
Qua bao lần thay tên, nhập, tách
Trăn trở, miệt mài bên từng trang sách
Để lý luận gần hơn thực tiễn chiến trường.
Bài học hôm nay trên bục giảng đường
Đèn trình chiếu thay dần bụi phấn.
Hoa khoe sắc bên dây phơi áo lính
Giúp thăng hoa câu “quan họ yếm đào”.
Mấy thế hệ chung bước dưới cờ sao
Cây trái chín, nụ chồi tiếp nối
Pho sử Trường mở sang trang mới
Vẫn đậm tên ai xây móng, đắp nền.
Làn hương thờ các Liệt sĩ học viên
Tỏa nhuộm màu xanh lá xà cừ cổ thụ
Che bóng mát gọi chim về xây tổ
Để một mai tung cánh hướng chân trời./.
Cảm nhận về bài bài
thơ này, tác giả Hoàng Biên Bình, học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã viết
bài “Để một mai tung cánh hướng chân trời…”.
Đây là
lần đầu tiên tôi đọc một bài thơ của một người lính trong thời bình…Trên con
đường khám phá vẻ đẹp văn chương, không ít lần tôi cảm nhận được nét đẹp của
những hồn thơ chiến sĩ, đó là vẻ đẹp của người chiến sĩ nông dân trong “Đồng Chí” (Chính Hữu), là vẻ đẹp của người
lính Hà Thành hào hùng, hào hoa trong “Tây Tiến”(Quang
Dũng), là vẻ đẹp của anh giải phóng quân trong một số bài thơ của Tố Hữu…Tôi cứ
ngỡ, những trang thơ viết về người lính chỉ có thế, và có chăng hình tượng của
người lính chỉ lung linh trong thời chiến, còn thời bình thì…thật hiếm! Nhưng
cho đến ngày hôm nay, khi tôi đọc bài thơ “40 mùa chim xây tổ” của
Trung tướng, PGS, TS Phạm Quốc Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Chính trị, tôi
mới nhận ra bấy lâu nay mình đã thật nhầm…
Tôi
nhận ra chất thơ trong tâm hồn của người lính. Cứ ngỡ rằng quân đội là khô
khan, quân sự chỉ biết đến hành quân và súng đạn, nào đâu có chỗ cho thơ ca,
giờ mới vỡ, có những lúc hồn lính cũng “thơ” đến
thế “Sắc màu nhân văn lan tỏa nơi nơi/ Bên cây súng luôn có đàn, có
sách”. Đọc hai câu “Hoa khoe sắc bên dây phơi áo
lính/ Giúp thăng hoa “câu quan họ yếm đào”, tôi hình dung ra một
người chiến sĩ được quyện hòa bởi hai nét đẹp: một nét đẹp đậm chất “lính” và
một nét đẹp đậm chất “nghệ sĩ”. Bởi lẽ, đâu phải ai cũng nhìn ra vẻ đẹp bình dị
của thiên nhiên ở những chốn tưởng như là bình thường nhất? Trong một khung cảnh
rất đời thường “dây phơi áo lính”, người chiến sĩ
lại nhìn ra một nét đẹp rất… thơ. Ở một nơi người ta có thể dễ dàng lãng
quên thì tác giả lại nhớ, nhớ với một kỉ niệm, nhớ với một hình ảnh nghệ thuật.
Và câu tiếp “Giúp thăng hoa “câu quan họ yếm đào” như một nốt
thăng cho phẩm chất nghệ sĩ ấy. Hoa đẹp khiến câu quan họ nên thơ, hay chính
tâm hồn đậm chất thơ nên nhìn đâu cũng cảm nhận được vẻ đẹp?
Tôi nhìn thấy khát khao của một người lính. Khát khao hòa bình ư? Sẽ e là chưa
đủ. Tầm nhìn của tác giả còn xa hơn hơn thế. Nếu chỉ đọc nhan đề “40 mùa chim xây tổ”, có lẽ, đa phần chúng ta chỉ nghĩ
đến quá trình hình thành, quá trình vun đắp. Thế nhưng, khi để tâm, người ta
còn thấy một khát khao đọng lại ở cuối bài: “Để một mai tung cánh hướng
chân trời”. 40 năm là một chặng đường gian lao cùng nhân dân dựng
xây đất nước. Oai hùng có, bi thương… cũng có. Người ta nói: “Ôn cố tri tân” - nhìn lại điều cũ để hướng tới
điều mới là vậy. Nhìn lại chặng đường đã đi với gian nan, nhọc nhằn, với những
hy sinh đã làm nên màu cờ sắc áo, khói hương đau thương của ngày hôm qua đã
nhuộm xanh hy vọng của ngày hôm nay. Là người đứng đầu của ngôi trường có tuổi
đời hơn 40 năm, dường như tác giả đặt tất cả niềm kì vọng vào các thế hệ sau.
Những đàn chim không chỉ về “xây tổ” mà còn
tung cánh trên những miền đất mới, những chân trời mới. Chiến tranh đã đi qua,
những kí ức về thời trận mạc đã trở thành dĩ vãng, gìn giữ đất nước chưa bao
giờ là đủ. Thời bình, gìn giữ phải đi liền với phát triển, “xây tổ” nhưng cũng đừng quên tung cánh giữa không
trung - phải chăng, đây là điều tác giả muốn gửi gắm?
“Cuộc
sống còn tuyệt vời biết bao trên thực tế và trong những trang sách…”. Hành trình khám phá vẻ đẹp văn chương
của tôi cũng thú vị biết bao khi được đọc những trang viết đậm chất thời đại như bài thơ này. Cảm ơn tác giả vì
đã cho độc giả thưởng thức một bài thơ hay. Cảm ơn chất thơ của một người lính
đã giúp tôi nhận ra chất thơ của mọi người lính. Cảm ơn thế hệ đi trước đã nhắc
nhở thế hệ đi sau một nhiệm vụ vẻ vang!
Tác giả bài viết: Hoàng Biên Bình/Trường THPT Chuyên Bắc Ninh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét