Chiến tranh tước đoạt những điều giản dị nhất, những cánh đồng bỏ hoang vì bom
đạn, những vườn hoa bị rỗ vì
hố tránh máy bay, pháo sáng xoá mờ trăng sao, không còn tiếng chim gù, tiếng
gà gáy trưa cũng thành khao khát.
Chiến tranh chia cắt mọi thứ, mẹ ngóng con, vợ mong
chồng, những đôi mắt đau đáu nhuộm tím hoàng hôn, hương
hồi xứ Lạng thắt ruột nhớ măng cụt mũi Cà Mau, em muốn ra Bắc ăn trái táo chợ Bắc Hà, anh muốn về Nam ăn trái
xoài Đồng Tháp chỉ là nỗi mong mỏi vời vợi.
Chiến tranh nhiều mất mát. Có
tuổi xuân gửi lại cánh rừng già. Có tuổi 20 mãi mãi là tuổi 20. Đạn bom là mù
lòa. Mất tay, mất chân, mất cuộc đời, mất
lẫn nhau,... vân vân và vân vân.
Vậy đấy, nói thế để thấy được hết ý nghĩa của hòa bình,
thống nhất. Nên, ngày 30 tháng Tư trong lịch sử nước ta đã được viết hoa từ năm
1975. Đó là ngày Tết – Tết hòa bình, thống nhất.
2. Hẳn
không phải ngẫu nhiên mà món quà mái trường Thành Cổ mang tặng Trường Sa lại là
chiếc hộp chở mang đất nơi bài thơ Thần – Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của
nước Việt cất lên. Hộp đất ấy chở mang nhiều ý nghĩa, là hồn thiêng sông
núi “Nam quốc sơn hà” từ thuở khai thiên mở cõi, là khí phách
cha ông “Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” ngày dựng nước vọng
về, là tình cảm của hậu phương đất liền tin trao cho những người lính kiên
cường đứng đầu sóng, ngọn gió, căng mình bám biển giữ đảo,... Hộp đất ấy, cùng
với bao hộp đất khác từ mọi miền đất nước đã mang ra Trường Sa (đất Tổ Hùng
Vương, đất nơi Bác yên nghỉ, đất Cố đô Huế, đất Lũng Cú, đồi A1, địa đạo Củ Chi
hay dãy Trường Sơn...), hộp đất ấy – đất Kinh Bắc – Quan họ được gọi là “đất
thiêng”, sẽ mãi vun đầy và là mạch nguồn bồi đắp để Trường Sa thêm vững
vàng “Vượt phong ba bằng nhịp bước quân hành”. Tình đất, tình
người, tình đồng chí, đồng đội quyện hòa trong đất để thấy rằng Trường Sa rất
gần và đất liền cũng ngay kề bên, rằng mảnh đất hình chữ S là một dải nối liền
từ đất liền ra biển. Ngẫm, thấy vị tướng tài hoa ấy thật tinh tế!
Về bài thơ “Hồn đất thiêng đến Trường Sa”,
hãy khoan nói về vẻ đẹp của câu từ, vần điệu, cũng chưa vội nhắc đến sự tinh tế
của tâm hồn người làm thơ, hãy nghĩ nhiều đến sự day dứt, trăn trở của tác giả
và thông điệp bài thơ mang tới. Không day dứt sao được khi đã có bao người con
dân đất Việt ngã xuống để bảo vệ từng “giọt đất”, “giọt biển” của Tổ quốc. Càng
day dứt hơn khi những “giọt đất”, “giọt biển” đã thấm bao máu và mồ hôi ấy đến
nay vẫn chưa được vẹn nguyên. Không trăn trở sao được khi âm mưu trộm biển,
trộm đảo của những thế lực xấu vẫn đang hiển hiện đầy thách thức và ngày càng
ngang nhiên, trắng trợn. Cho nên, liền ngay sau, gắn chặt và song song với sự
trăn trở, day dứt ấy là một thông điệp rõ ràng: “Sông
núi biên cương, biển trời Tổ quốc - Tiền
nhân trao, không thể bị cắt rời”. Đấy là một thông điệp thấm đượm nhiều giá
trị vượt gộp thời gian, của ngày hôm qua, hôm nay và cho cả ngày sau. Nghĩ,
thấy tác giả thật sâu sắc!
3. Nhìn
trên bản đồ, hình thể nước Việt Nam như gánh trên mình sức nặng của cả một mảng
lục địa phương Bắc đến phải oằn lại, cong xuống. Mảnh như một nhành hoa, gầy
như một nét vẽ, khắc khổ như một tiếng thở dài, nhưng vậy đấy, hàng ngàn năm
nay, dải đất hình chữ S ấy luôn chứa đựng một sức mãnh vĩ tuyệt đến không ngờ,
không bao giờ gục gãy, khuất phục. Hôm nay và mãi mãi sau này cũng thế.
Có nhiều cách để vẽ bản đồ Việt Nam trên trường thế giới: Bản đồ chính trị Việt
Nam, bản đồ kinh tế Việt Nam, bản đồ văn hoá, văn minh Việt Nam... Nhưng cơ bản
và trước hết vẫn phải là bản đồ nước Việt Nam, với đầy đủ đất và nước của tổ
tiên mình để lại. Đừng vô tâm mà quên đi tọa độ nước Việt. Phải
biết rằng, khi nghe tin bão ở 160 vĩ Bắc và 1090 kinh Đông là biết ngay khúc ruột Đà
Nẵng - Quảng Ngãi đang oằn mình chịu đựng, là khi
xem thả hoa trên dòng
Thạch Hãn là biết ngay hoa đang trôi trên vĩ
tuyến 17 để hàn gắn nhát cắt Quảng Trị làm máu chảy suốt hai mươi năm ròng, là hay tin ở 111,50 kinh Đông đang có kẻ bồi đá, đắp đất là biết ngay là quần
đảo Trường Sa thân yêu đang bị dòm ngó, rình mò. Cũng đừng vô tình quên bất
cứ một “giọt nước”, “giọt đất” nào của Tổ
quốc, đừng vô tình vẽ họa đồ Việt Nam mà quên đi 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa, đừng vô tình mà gọi Trường Sa, Hoàng Sa là Tây Sa và Nam Sa theo cách gọi
của hệ quy chiếu khác. Yêu Tổ quốc thật lớn lao, nhưng kỳ thực, nó thật
giản đơn, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất mà ai cũng có thể làm được như thế.
30/4 – Ngày Tết hòa bình. Đó là điều
trọn vẹn trước tiên ta đã có được, và sẽ giữ chặt lấy, kể từ ngày 30/4 của 43 năm về trước. Nhưng sự
thống nhất chưa trọn vẹn. Đất nước này sẽ còn tiếp tục phấn đấu cho những giá trị còn dang dở, sẽ đòi
lại không thiếu một mẩu đất, một giọt biển đã lưu giữ máu xương của cha ông suốt chiều dài lịch sử.
“Hồn đất thiêng đến Trường Sa” – Lời tiền nhân đã nhắn, thế hệ sau, là người biết
suy nghĩ, hẳn ai cũng phải có câu trả lời của mình để biết mình phải làm gì!
2 nhận xét:
Những hoạt động trên thể hiện tình cảm sâu sắc của cán bộ, giảng viên, nhân viên, chiến sĩ Nhà trường đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Thật thiêng liêng, xúc động và tràn đầy ý nghĩa.
Mong sao có nhiều lượt cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Trường Sĩ quan Chính trị được một lần ra thăm, động viên các chiến sĩ đang công tác, thực hiện nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc.
Đăng nhận xét