Với cảm thụ và tình yêu âm nhạc, ca khúc "Cảm ơn người thầy" đã được một học viên viết lên bằng những giai điệu tấm lòng. Xin được trân trọng giới thiệu:
Thứ Năm, 9 tháng 12, 2021
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021
Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin được trân trọng giới thiệu bài thơ của Trung tướng, PGS, TS Phạm Quốc Trung - Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường dành tặng đến các thầy giáo, cô giáo!
MIỀN
KÝ ỨC VỀ THẦY
Ngọn
gió lành đưa tôi đến nơi đây
Theo
tiếng vọng thanh âm ngôi thành cổ kính
Trái
tim nhân văn từ người Thầy áo lính
Lan
tỏa yêu thương, cảm hứng mỗi ngày
Mùa
qua mùa, Thầy như thợ ươm cây
Trang
giáo án đã bao lần thay mới
Đưa
tri thức thành niềm tin bỏng cháy
Theo
những bước chân qua Cổng Hậu, Cổng Tiền.
Bài
Thầy tạo hình người Chính trị viên
Giữa
mênh mông khơi xa hay non cao biên ải
Khi
Tổ quốc cần, máu xương xin gửi lại
Nhuộm
thắm quân kỳ, giữ Đất Mẹ thiêng liêng
Bục
giảng thuở nào dưới mái ngói xô nghiêng
Bạc
màu bảng đen, phập phồng trần cót ép
Sáng
đưa giường ra, nhường chỗ kê bàn viết
Tối
lại khiêng vào, nuôi tiếp giấc mơ.
Bao
gian nan những buổi học ngày xưa
Mãi
đậm in qua những câu chuyện kể
Tấm
lòng vàng Thầy dành cho lớp trẻ
Theo
suốt cuộc đời, đâu thể nào quên.
Có
bài học không dễ gọi thành tên
Về
giọt mồ hôi biết làm giàu nhân cách
Bãi
rác bên hồ thành công viên xanh mát
Cỏ
dại ven đường tràn thắm sắc hoa.
Có
bài học từ điệu nhạc, vần thơ
Giúp
nhẹ vơi những nhọc nhằn gian khó
Xua
tan xa những tầm thường cám dỗ
Tay
súng vững hơn dưới nắng gió thao trường.
Trao
gửi nghề trọn tâm huyết, tình thương
Mỗi
chữ cho đi, tóc Thầy thêm sợi bạc
Vết
chân chim hằn sâu trên đuôi mắt
Khắc
hoạ nét thanh cao, dung dị, nồng nàn.
Màu
áo xanh dù phai bởi thời gian
Vẫn
vẹn nguyên một quãng đời hạnh phúc
Thẳm
sâu tim tôi dạt dào cảm xúc
Trong
mênh mông miền ký ức về Thầy./.
Trung tướng, PGS, TS Phạm Quốc
Trung - Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường
Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021
TRI ÂN THẦY, CÔ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
THẦY
ƠI!… MÙA HOA CỎ
Cơn mưa vô tình ướt lạnh chiều
nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Tự nhủ rằng đó chỉ là bụi phấn
Mà sao lòng nước mắt cứ tuôn rơi.
Bao năm rồi, bao năm rồi thầy ơi!
Những lớp học viên qua sông, còn
thầy ở lại
Thành cổ rêu phong, ánh mắt thầy
chông mãi
Sĩ quan tâm hồn đi đến khắp muôn
phương.
Thầy dạy chúng con phải biết yêu
thương
Biết lắng nghe, tâm tình cùng bộ
đội
Bởi chúng con là sĩ quan chính
trị
Công bình như một người anh, hiểu
biết như một người bạn.
Nhớ mái trường thầy ươm những mầm
xanh
Gửi trao nơi con những hoa lành,
trái ngọt
Leo lét đèn khuya, gió đông về
bất chợt
Đôi vai gầy, trang giáo án pha
sương.
Thầy đã truyền cho con ý chí kiên
cường
Từ bài học công tác đảng, công
tác chính trị
Chủ nghĩa Mác – Lênin là niềm
tin, vũ khí
Tư tưởng Bác Hồ, đẹp phẩm chất
“Hồng – Chuyên”
Trên hành trình khát vọng niềm
tin
Dẫu phía trước còn nhiều chông
gai, thử thách
Lời thầy trong con là tình
thương, sức mạnh
Hạt giống nảy mầm, giữ phên dậu
biên cương
Ký ức bâng khuâng, con nhớ giảng
đường
Thầy đưa con đi qua những mùa
diễn tập
Trưởng thành rồi… và hành trang
lại gấp
Từ mái trường, xây mơ ước tương
lai.
Tinh khôi Thạch Hòa, Chính trị
đẹp sớm mai
Ôi những mùa hoa, cuộc đời người
gắn bó
Thầy vẫn đi giữa lặng lẽ…buồn vui
hoa cỏ
Người sang đò, ai có còn thương
nhớ bến sông?
Ghi khắc trong tim, chúng con
nguyện nhủ lòng
Tiếp bước cha anh, trang giáo án
vàng Sĩ quan Chính trị
Là bản hùng ca, dẫu hy sinh vẫn
sáng ngời ý chí
Nâng bước quân hành dưới cờ Đảng
quang vinh
Hoa cỏ thơm cho con nói hộ lòng
mình
Suốt một đời người yêu thương,
tận tụy
Con trở về bến xưa, làm cỏ hoa
bình dị
Tìm bóng dáng thầy…
trong tiếng mái chèo khua nước
mênh mông…
Thượng
sĩ Lê Hồng Sơn - Tiểu đoàn 5
Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng căn dặn: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.
NGHĨA
CỬ CAO QUÝ
Vào khoảng 16h40 phút ngày
08/8/2021, quá trình thực hiện giao dịch tại cây ATM khu B, Binh nhất Phạm Hữu
Đạt - Học viên Đại đội 4, Tiểu đoàn 2 nhặt được 1 chiếc ví vải màu xanh, bên trong có số tiền 14.150.000
đồng cùng nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng mang tên Đinh Xuân Thái.
Ngay
lập tức, Đạt đã về báo cáo sự việc và bàn giao lại chiếc ví cùng toàn bộ giấy
tờ, tài sản đối với đồng chí Đại úy Nguyễn Minh Tiến - Đại đội trưởng Đại đội
4, Tiểu đoàn 2 để sớm liên hệ trả lại cho người mất. Qua rà soát, xác minh, chủ
nhân của chiếc ví là đồng chí Thượng sĩ Đinh Xuân Thái - Học viên Đại đội 6,
Tiểu đoàn 2.
Đến
20h30 phút cùng ngày, trước sự chứng kiến của đồng chí Thượng tá Trần Mạnh
Phương - Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Tiểu đoàn 2 cùng chỉ huy đơn vị, chiếc
ví đã được đồng chí Đạt trao tận tay đến Thượng sĩ Đinh Xuân Thái trong niềm
xúc động và biết ơn sâu sắc.
Phát
biểu cảm nghĩ về hành động của mình, Đạt chia sẻ: Hồi còn nhỏ, tôi được gia
đình và thầy cô chỉ dạy “không được lấy của ai vật gì và nếu có nhặt được thì
cũng tìm cách trả lại cho người bị mất”. Và giờ đây, khi được khoác trên mình
bộ quân phục màu xanh áo lính, được giáo dục và rèn luyện dưới mái trường có bề
dày truyền thống và nhân văn, tôi càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với
gia đình, Quân đội và đất nước. Vì vậy, khi nhặt được của rơi, tôi đã nghĩ ngay
đến việc tìm và trả cho người đã đánh mất. Đó là việc nên làm và tôi nghĩ, mỗi
học viên Nhà trường ở trong trường hợp này cũng đều có hành động như vậy.
Không
chỉ có đức tính thật thà, chịu khó, trong quá trình học tập và công tác, Binh
nhất Phạm Hữu Đạt luôn chấp hành nghiêm kỷ luật Quân đội, quy định của Nhà
trường, đơn vị, phấn đấu đạt được kết quả cao. Hành động của đồng chí Đạt thực
sự là tấm gương đáng trân trọng; thể hiện nghĩa cử cao đẹp, góp phấn lan tỏa
phẩm chất, đạo đức, hình ảnh của học viên Nhà trường./.
Nỗi niềm và lòng quyết tâm của người lính, người con xa mẹ - phòng, chống đại dịch
QUYẾT TÂM CỦA CON
Đã hơn một năm
con không về nhà
Đã hơn một năm
con xa mẹ cha
Dù con rất nhớ, rất
nhớ gia đình
Nhưng con chưa về
được mẹ ơi…
Con ở đây vẫn tốt
mẹ à
Có đồng chí, đồng
đội bên con
Con ở đây vẫn tốt
mẹ à
Thắng đại dịch,
con về với mẹ cha
Chúng con ở đây
chống dịch
Góp sức mình cho
Tổ quốc hôm nay
Mong cho dịch đẩy
lùi từng ngày
Triệu con người
đoàn kết tay nắm tay
Nơi biên cương đầy
gian khó
Nơi hải đảo vùng
trời xa
Có chúng con những
người lính màu xanh
Trên tuyến đầu
chống dịch mẹ ơi
Dịch Covid đi khắp
muôn nơi
Khó khăn không
nói thành lời
Nhưng chúng con
sẽ bước tới
Đánh bay Covid
mang bình yên đến cho mọi nhà
Dù có khó khăn
con sẽ vượt qua
Mẹ hãy vững tin,
mẹ hãy an lòng
Chúng con quyết
tâm hết mình
Chúng con quyết
tâm chiến thắng đại dịch.
Thượng
sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Tiểu đoàn 7
Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021
TIẾNG LÒNG NHỮNG CHÍNH TRỊ VIÊN TƯƠNG
LAI
Một ngày mưa tháng 6
cơn mưa rào trải từ những cao điểm Việt Yên
đi ngang trời Bắc Ninh miền quan họ
về mãi lên bát ngát xứ Đoài
Tôi nghe trong vần vũ đất trời
những bước chân của bao chàng trai trẻ
khỏe hơn tiếng sấm thúc vào chân trời xa
những nhịp thở bao chàng trai trẻ
rộn ràng hơn tiếng mưa
Đã trải bao năm, bao tháng, bao ngày
từ những bậc thềm giảng đường rêu úanép mình lòng thành cổ
đến lồng lộng trời xanh mây trắng Thạch Hòa
những tòa nhà vươn lên dâng trời muôn ước vọng cao xa...
Người nối tiếp người
đời ông, đời cha cho đến đời tôi
đến lớp lớp hôm nay những chàng trai
trẻ
họ đã đến mái trường Sĩ quan Chính trị này như thể
nơi gặp gỡ của những cơn mưa mùa hạ nồng nàn
những cơn mưa khát khao dâng hiến sự mát lành
cho cuộc đời mãi tươi xanh, tươi xanh....
Đến để rồi trưởng thành, để rồi từ biệt
để rồi sẽ gặp ở khắp trăm miền Tổ quốc
những tâm hồn chính trị viên luôn tha thiết yêu thương
Trên những dặm dài thao trường chùa Bổ- Bắc Giang
rồi trập trùng đồi núi Lương Sơn, xanh xanh cung đường Thạch Thất
họ để lại muôn vàn dấu chân của ý chí, niềm tin còn hằn trên mặt đất
muôn giọt mồ hôi vương mặn không gian
và vời vợi những ánh nhìn
Những ánh nhìn nối vào những ánh nhìn
như trái tim nối với trái tim
chúng tôi kết điệp trùng đội ngũ chính trị viên
từ địa đầu biên cương đến khơi xa vạn ngàn hải lý
làm nên phên dậu niềm tin
làm nên tường thành ý chí
cho sáng mãi muôn đời Tổ quốc Việt Nam ta
Trong âm vang trời đất, giữa xối xả mưa hè
tôi lắng nghe, lắng nghe...
tiếng lòng những sinh viên áo lính!
Thượng tá Nguyễn Đỗ Phú - Phòng Đào tạo
NHIỄU
ĐIỀU PHỦ LẤY GIÁ GƯƠNG
“Nhiễu
điều phủ lấy giá gương
Người
trong một nước phải thương nhau cùng”
Những
ngày dịch phát, dịch bùng
Yêu
thương ai hãy nhắc dùng khẩu trang.
Ra
đường chớ có lang thang
Nhớ
giữ khoảng cách kẻo mang bệnh vào.
Lên
mạng chớ có ồn ào
Tung
tin thất thiệt gây bao ưu phiền.
Dịch
đang phức tạp khắp miền
Nhớ
không tụ tập kiếm niềm vui riêng.
Thể
dục phải tập cho siêng
Nâng
cao sức khỏe đẩy lùi Cô vy.
Đất
nước đang buổi cơ nguy
Chung
tay góp sức phát huy trăm lần
Đoàn
kết sức mạnh tinh thần
Bao
nhiêu Cô vít bấy lần sức dân.
Binh nhất Nguyễn Bá Long - Tiểu đoàn 2
HAI MÀU ÁO CHỐNG DỊCH
Chiến sĩ áo xanh, chiến sĩ áo trắng
Cùng nhau chống dịch, cùng xa gia đình
Mang trong mình quyết tâm người lính
Chiến thắng dịch bảo vệ quê hương
Áo xanh, cơm nắm anh lên rừng
Giữ gìn biên giới - thành đồng yêu thương
Áo trắng em, tuyến
đầu chống dịch
Gửi trọn niềm
tin người lính biên cương
Phút giải lao,
chợt thấy lòng se lại
Nghe tin em vất
vả đêm ngày
Quê hương mình vẫn
nhiều lắm F0
Vẫn cách ly theo Chỉ thị 16
Thương các con
không được đến trường
Thương thầy cô gấp
lại trang giáo án
Lớp học, bục giảng
lặng tiếng i tờ
Tiếng trống
thành tiếng còi xe cấp cứu
Áo trắng, áo
xanh cũng là chiến sĩ
Mình chào nhau đồng
chí phải không em?
Niềm tin chiến thắng trong máu trong tim
Đất nước yên bình - tình yêu chiến sĩ
Đứng cạnh bên nhau áo trắng, áo xanh
Thương quê hương, em vững vàng ý chí
Nơi biên cương chiến sĩ hẹn ngày về
Đất nước yên bình, hai màu áo bên nhau
Yên Bình, 26/5/2021
Thiếu tá Lê Văn Quân - Tiểu đoàn 3
Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021
GỬI ÁO XANH THÀNH CỔ
Em thấy
rồi những vất vả của anh
Phòng ở
mới đây giờ đã thành bệnh viện
Giảng
đường cũng đã chuyển nơi sinh hoạt
Chia sẻ
mọi điều trong hoạn nạn cùng Dân
Giữa nắng
hè các anh chẳng phân vân
Gác giấc
ngủ trưa, thâu đêm dài góp sức
Trong lớp
khẩu trang mồ hôi tuôn trào trực
Quân phục
xanh màu vẫn sáng rực tình yêu
Bắc Giang,
Bắc Ninh đang khó khăn bao nhiêu
Con đò khi
xưa mỗi chiều mình hò hẹn
Giờ bị
ngăn bởi dịch kia vừa đến
Câu quan
họ nghẹn ngào dừng bên bến đợi trông
Từng hồi
còi cứu thương vang trong đêm
Rầm rập
bước chân bao người thêm sức mạnh
Lẫn trong
ấy những ngôi sao kiêu hãnh
Có các anh
rồi cơn lạnh sốt dần qua...
Khẩu hiệu 5K vẫn vang trong bao la
Em và anh cùng mọi nhà thực hiện
Mong dịch qua để lời ca xao xuyến
Lỡ hội nay rồi hẹn quyến luyến hội sau....
YÊU NHAU ĐỨNG Ở ĐẰNG
XA
Xuân qua rồi mà chẳng thể giao duyên
Quan họ mùa này phủ mây đen Cô-vit
Vắng nón quai thao, áo tứ thân, khăn xếp
Văng vẳng sân đình thông điệp “5K”
Căn phòng còn vương hơi lính hôm qua
Nay có tiếng khóc trẻ thơ cách ly cùng mẹ
Nhường bếp, nhường giường, khó khăn chia sẻ
Viết câu ân tình “cá nước - quân dân”
Yên Phong, Thuận Thành, Yên Dũng, Việt Yên...
Còn neo câu thơ mỗi chặng đường ta đến
Từ nơi xa như con đò nhớ bến
Mong dịch mau tan để đến hẹn lại về
Vẫn thao thức cùng quan họ canh khuya
Chờ đón tin lành sau mỗi ngày sóng dữ
Thương Kinh Bắc đã bao đêm không ngủ
Lo giữ khoảng trời đón gió bình yên
Xin gửi về Người trọn vẹn niềm tin
Sau lớp khẩu trang vẫn thầm thì câu hát
Dù “GIÃN” vòng tay nhưng lòng không “CÁCH”
“Ngồi tựa mạn thuyền”... xin khất lại hội sau./.
Trung tướng Phạm Quốc
Trung - Nguyên Hiệu trưởng Nhà trường
Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021
Tiết mục tham gia Liên hoan hát các bài hát quy định trong Quân đội, dân ca Quan họ khu A (Tháng 4/2021)
Hình ảnh hoạt động Liên hoan hát các bài hát quy định trong Quân đội, dân ca Quan họ khu A (Tối 19/4/2021 tại HT/S2)
Hình ảnh hoạt động Liên hoan hát các bài hát quy định trong Quân đội, dân ca Quan họ khu B, C (tối 26/4/2021 tại HT/A).
Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021
Phê bình thơ “Bộ quân phục cũ”
Thiếu tá NGUYỄN THỊ THỦY - Khoa VHNN
Nếu ai đó đã từng đọc thơ Nguyễn Minh Cường – một nhà thơ
8x khoác trên mình màu xanh
áo lính (hiện đang công tác tại Phòng Khoa học quân sự, Trường Sĩ quan Chính
trị) thì sẽ thấy trong thơ anh thường đem đến
cho độc giả một cái nhìn về Tổ quốc, chiến tranh và người lính của người được
sinh ra và lớn lên ở thời bình. Vì thế, Nguyễn Minh Cường đã dành rất nhiều
những cảm xúc, trở trăn, về người lính với những thân quen giữa cuộc sống đời
thường với những bộn bề suy tư giữa cái hối hả, đầy âu lo của nhịp sống hiện
đại. Đó là những suy tư “rất đời” mà cũng “rất lính”.Bài thơ “Bộ quân phục cũ”
của anh là một bài thơ như thế.
Ngay nhan đề bài thơ đã gợi nhiều suy ngẫm.“Bộ quân phục”
có thể coi là tín hiệu, là dấu hiệu để nhận diện người lính. “Bộ quân phục”
người bạn đồng hành trên con đường binh nghiệp của mỗi người lính. Đối với
những người đã hoặc sẽ rời xa quân ngũ thì “bộ quân phục cũ” sẽ trở thành một
biểu tượng, một hồi ức, một kỉ niệm. Và với những chàng trai sau hai năm tham
gia nghĩa vụ quân sự thì ngày xuất ngũ, hình ảnh bộ quân phục ấy cũng có ý
nghĩa thật đặc biệt:“Người lính lặng lẽ xếp vào ba lô/ Bộ quân
phục cũ/ Ngày mai ra quân/ Sau hai mùa xuân/ Ăn cơm bộ đội”.
Những tháng ngày
trong quân ngũ là khoảng thời gian không thể nào quên đối với các bạn trẻ thực
hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu ngày tòng quân là bao hồi hộp, lo lắng thì ngày xuất
ngũ lại để lại thật nhiều bâng khuâng. Đoạn thơ mở đầu cất lên như một sự thông báo với đầy đủ thông tin,
hình ảnh không hề cầu kì, hoa mĩ nhưng lại khiến người ta bị thu hút bởi cái
tâm trạng “lặng lẽ” của người lính.
Sau hai năm xa quê hương, xa gia đình, họ được trở về với những gì thân thuộc.
Nhưng trở về cũng có nghĩa là “rời xa”- rời xa đồng chí, đồng đội, rời xa những
kỉ niệm đẹp đẽ của những tháng năm áo lính – hai năm không quá dài nhưng cũng
đủ làm người ta lưu luyến. Người lính xuất ngũ ở cái ranh giới, ở khoảnh khắc
ấy sẽ thật khó diễn tả hết tâm trạng, vừa vui mà lại vừa buồn. Buồn quá thì bi lụy,
mà vui quá lại hóa vô duyên.Bởi thế có lẽ sẽ khó có từ nào phù hợp hơn từ “lặng lẽ”.“Lặng lẽ” là lặng im, không
nói, không ồn ào nhưng chất đầy tâm trạng.“Lặng
lẽ” là vô thanh mà hữu tình, hữu ý.
Vào
cái thời khắc “ngày mai ra quân”, những kỉ niệm đẹp đẽ của thời quân ngũ lại ùa
về trong kí ức của người chiến sĩ một cách hồn nhiên, trong trẻo. Đó là kỉ niệm
những ngày tháng rèn luyện vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn rộn ràng tiếng cười lạc
quan yêu đời: “Những ngày bọn mình nụ
cười tươi rói/ Vắt ngang lưng đồi/ Khi chiến hào đu võng gió chơi vơi/ Lại cõng
nắng bò qua trận địa”.Dưới cái nhìn của người lính trẻ tuổi đôi mươi, những
hình ảnh của cuộc sống quân ngũ hiện lên rất thực mà cũng đầy lãng mạn, nên
thơ.
Những chàng trai bước vào cuộc sống quân ngũ khi tuổi mới mười tám, đôi mươi, phần đa trong số họ cũng là những người lần đầu tiên xa rời vòng tay chăm sóc ân cần của gia đình, người thân cho nên những ngày tháng “nhập ngũ” với các chế độ rèn luyện nghiêm ngặt, gian khổ của quân đội, đối với những người trẻ ấy mà nói, có lẽ đúng như Nguyễn Minh Cường đã viết, đó cũng là:“Những ngày gian khổ đầu tiên của cuộc đời/Nhưng có lẽ cũng là những ngày vô tư nhất”.
“Sau hai mùa xuân/ Ăn cơm bộ đội”, những chàng trai vẫn tuổi đôi mươi ấy
trở về với đời thường. Giờ đây họ đã trưởng thành hơn, nhưng ngày xuất ngũ cũng
là ngày họ đứng trước những ngã rẽ khác nhau của cuộc đời, là ngày họ phải đối
diện với những xô bồ, hối hả, lo toan của cuộc sống thường nhật. “Để giờ đây thấy đời thường sao lạ lẫm/ Từng bước, từng bước rụt rè chầm chậm/ Như ngày tân binh
tập một, hai”.Lời thơ cất lên giản dị, mộc mạc, diễn tả cảm xúc, thành thực
của người lính đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. “Xuất ngũ” là kết thúc một
khoảng thời gian rèn luyện, nhưng đó
cũng là lúc khởi đầu của một hành trình mới với biết bao bỡ ngỡ, âu lo. Và cái
điều trở trăn, day dứt nhất đó là: “Nhưng
giữa đời thường lỡ có bước sai/ Ai chỉnh sửa cho ta như khi còn trong đội
ngũ?”.Những vần thơ không cầu kì, hoa mỹ
nhưng lại đầy gợi hình, đưa con người ta đến những chiều sâu suy tưởng. Đó vừa
là câu hỏi, đồng thời cũng như lời khẳng định.Đó không còn là suy tư riêng của
những người trẻ khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự nữa mà dường như là lời tự chất
vấn, là sự chiêm nghiệm của tất cả những người đã, đang khoác trên mình màu
xanh áo lính. Quả thực cuộc sống đời thường sẽ khác biệt rất lớn cuộc sống quân
ngũ. Đời thường với bao cám dỗ khiến còn người ta dễ lầm lạc “bước sai”. Và giữa dòng đời xuôi ngược,
khi không còn ai để uốn nắn, chỉnh sửa những lúc “bước sai” giống như thời quân ngũ thắm tình đồng chí, đồng đội thì
những người đã từng là lính tự nhắn nhủ lòng mình: “Thì giữ lấy bộ quân phục cũ/ Mặc
bên trong những lớp áo đời thường”. “Bộ quân phục cũ” không chỉ là còn là vật
kỉ niệm của một thời quân ngũ mà đã trở thành một biểu tượng cho bản lĩnh, tinh
thần, cho phẩm chất bộ đội cụ Hồ mà người lính luôn giữ gìn, giúp họ luôn vững
bước trên đường đời nhiều chông gai và cám dỗ.
“Nhưng giữa đời thường lỡ có
bước sai/ Ai chỉnh sửa cho ta như khi còn trong đội ngũ?/Thì giữ lấy bộ quân phục cũ /Mặc
bên trong những lớp áo đời thường.?Những vần thơ vừa là lời giãi bày vừa là lời nhắc nhở đầy thấm thía đối với tất cả những
ai đã và đang khoác trên mình màu xanh áo lính.
*
* *
Bộ
quân phục cũ
(Nguyễn Minh Cường)
Người lính lặng lẽ xếp vào ba lô
Bộ quân phục cũ
Ngày mai ra quân
Sau hai mùa xuân
Ăn cơm bộ đội.
Chào nhé!
Những ngày bọn mình nụ cười tươi rói
Vắt ngang lưng đồi
Khi chiến hào đu võng gió chơi vơi
Lại cõng nắng bò qua trận địa
Chào nhé!
Những ngày gian khổ đầu tiên của cuộc đời
Nhưng có lẽ cũng là những ngày vô tư nhất
Để giờ đây thấy đời thường sao lạ lẫm
Từng bước, từng bước rụt rè chầm chậm
Như ngày tân binh tập một, hai
Nhưng giữa đời thường lỡ có bước sai
Ai chỉnh sửa cho ta như khi còn trong đội ngũ?
Thì giữ lấy bộ quân phục cũ
Mặc bên trong những lớp áo đời thường...