Pages

TRANG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016



VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Trong khi toàn xã hội đang tập trung nỗ lực hiện thực hóa quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào do Đảng khởi xướng từ đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, hướng đến đưa nền giáo dục nước nhà ngang tầm với yêu cầu bồi dưởng, xây dựng phẩm chất, năng lực con người mới, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, thì vẫn có một số người với các mưu đồ khác tìm cách tuyên truyền, làm suy giảm niềm tin, cản trở sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Nhân dân ta tiến hành. 
Nhận diên một số âm mưu, thủ đoạn chống phá
Họ không ngần ngại phủ nhận thành quả, cho rằng giáo dục - đào tạo của Việt Nam đang xuống cấp, khủng hoảng nghiêm trọng, đang xuống dốc vì tụt hậu, được hoạch định chính sách, dẫn dắt, điều hành của bộ máy dung chứa tư tưởng bảo thủ. Trên mạng xã hội xuất hiện những tin, bài xuyên tạc, cường điệu hóa các biểu hiện về bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên; về bất cập chất lượng đáp ứng nguồn nhân lực... từ đó quy chụp, thổi phồng hiện tượng thành bản chất và xen lồng kích động tư tưởng phản kháng. Lợi dụng phản biện xã hội, một số người xuyên tạc, hạ thấp vai trò giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục đào tạo. Trong các “thư ngỏ”, “bình luận”... theo họ, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ được coi là một bộ môn khoa học xã hội, như những luận thuyết chính trị học khác, theo đà, tiến tới công khai phủ nhận vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận, vai trò chỉ đạo đời sống tinh thần của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở tầm mức cao hơn, từ lý thuyết “xã hội dân sự” theo hình thức độc lập, “thế giới phẳng”, tập trung hướng lái nền giáo dục thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Cổ xúy “xã hội hóa” giáo dục đào tạo theo tiêu chí, chức năng xã hội lừa mị của phương Tây: phi chính trị hóa giáo dục đào tạo. Đi vào cụ thể, gieo rắc, tiêm nhiễm tư tưởng xét lại, phủ nhận lịch sử trong giáo dục, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, nhất là lịch sử đấu tranh cách mạng; các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với tư tưởng bài Trung, thân Mỹ phương Tây, yêu cầu bổ sung vào sách giáo khoa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam phải ngang hàng, “bình đẳng” với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. “Cảnh báo” nguy cơ bị “đồng hóa” khi chúng ta có chủ trương đa dạng hóa việc học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Trung. Thực chất là tư tưởng kích động hận thù, chiến tranh, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định và cơ hội phát triển đất nước trong giới trẻ. Gần đây các đối tượng chống đối trên mạng tích cực loan truyền và kêu gọi thanh niên trong nước tham gia cái gọi là “Học bổng xã hội dân sự VOICE năm 2016” với mục tiêu được tung hô là “đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội” hay tương lai “trở thành một nhà hoạt động xã hội và lập dự án riêng của mình”, sau khi hoàn tất khóa học  ở Philippin. Để dụ bạn trẻ vào chiêu trò này, VOICE tô vẽ rằng, tham gia khóa học, học viên được tài trợ miễn phí, nhận học bổng, được tham gia các khóa đào tạo và hội thảo quốc tế của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á; có cơ hội được tham gia các chương trình thực tập sinh tại các tổ chức quốc tế, văn phòng dân biểu liên bang và tiểu bang ở Canada và Úc. Những viễn cảnh mầu hồng này, đánh vào tâm lý thích hưởng thụ, lại có mác “nhà hoạt động xã hội của không ít người. Thực chất VOICE là một tổ chức phản động thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân do Trịnh Hội, Hoàng Tứ Duy (phát ngôn viên của Việt Tân) và một số thành viên Việt Tân lập ra ở Mỹ dưới vỏ bọc tổ chức “Phi Chính phủ”.  Té nước theo mưa, lợi dụng giáo dục mở trên mạng Internet, một số tổ chức đề cao chất lượng giáo dục phương Tây, vu cáo Đảng và Nhà nước ta không sử dụng người tài, người được đào tạo ở nước ngoài. Chủ động móc nối, lôi kéo một bộ phận du học sinh, sinh viên Việt Nam tại nước ngoài vào các hoạt động tuyên truyền, chống phá công cuộc đổi mới của nước ta. Tuyên quan điểm tư tưởng chính trị phương Tây, kích động tinh thần yêu nước manh động, “phi bạo lực”, chống đối thể chế chính trị hiện thời, xúi giục thế hệ trẻ, nhất là sinh viên đòi hỏi “cải cách”, phủ nhận thành qu cha ông, của lịch sử; sống theo lối sống phương Tây, dưới mác “hội nhập, hiện đại”, dọn đường cho “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam.
Một số suy nghĩ về giải pháp đấu tranh
Chú trọng quản lý chặt chẽ nội dung, chương trình giáo dục đào tạo, nhất là khoa học xã hội và nhân văn, bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn, trước hết là tuyên truyền, giáo dục sâu sắc những vấn đề cơ bản, cốt lõi, bản chất của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trên các lĩnh vực, phù hợp sứ mạng của các nhà trường, mục tiêu yêu cầu giáo dục đào tạo các đối tượng. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các lực lượng sư phạm, tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị trong tư tưởng, đạo đức, phong cách cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Có biện pháp, cơ chế đảm bảo yêu cầu về thái độ, kiến thức, năng lực nhận biết, cập nhật những vấn đề từ thực tiễn và thể hiện tính chiến đấu, tham gia phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong các bài giảng, các hình thức giáo dục đào tạo, tập trung vào hệ thống chuyên đề, chủ đề các môn lý luận Mác-Lênin (Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước...Nhằm kết hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học về phòng, chống “diễn biến hòa bình” nói chung, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, các nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động khoa học: hội thảo, tọa đàm, trao đổi học thuật khoa học... Đồng thời, đẩy mạnh thông tin tình hình, định hướng quản lý nội bộ, phát ngôn; tuyên truyền kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Có kế hoạch tổ chức nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên. Phát huy thế mạnh, các nhà trường quan tâm xây dựng lực lượng, tổ chức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” nói chung, và trên lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lượng chuyên mục phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên hệ thống truyền thông đại chúng trong nội bộ và ngoài xã hội. Quán triệt sâu sắc triết lý giáo dục “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” của Đảng, đi sâu tích cực hóa các hoạt động giáo dục, rèn luyện sinh viên, học viên theo mục tiêu yêu cầu đào tạo; cùng với tăng cường bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt chú trọng rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất, thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, phản động thâm nhập vào hoạt động sống của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nhất là những hoạt động có tính giáo dục, văn hóa cao (tọa đàm, đối thoại, diễn đàn, văn hóa văn nghệ...). Tích cực phát hiện, loại bỏ văn hóa độc hại trên “tường” các tài khoản của mạng xã hội. Kết hợp giáo dục, quán triệt với giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý, duy trì thực hiện các quy định sử dụng mạng Internet, mạng nội bộ.
ng lực con người mới, phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, thì vẫn có một số người với các mưu đồ khác tìm cách tuyên truyền, làm suy giảm niềm tin, cản trở sự nghiệp giáo dục đào tạo mà Nhân dân ta tiến hành. 
Nhận diên một số âm mưu, thủ đoạn chống phá
Họ không ngần ngại phủ nhận thành quả, cho rằng giáo dục - đào tạo của Việt Nam đang xuống cấp, khủng hoảng nghiêm trọng, đang xuống dốc vì tụt hậu, được hoạch định chính sách, dẫn dắt, điều hành của bộ máy dung chứa tư tưởng bảo thủ. Trên mạng xã hội xuất hiện những tin, bài xuyên tạc, cường điệu hóa các biểu hiện về bạo lực học đường trong học sinh, sinh viên; về bất cập chất lượng đáp ứng nguồn nhân lực... từ đó quy chụp, thổi phồng hiện tượng thành bản chất và xen lồng kích động tư tưởng phản kháng. Lợi dụng phản biện xã hội, một số người xuyên tạc, hạ thấp vai trò giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục đào tạo. Trong các “thư ngỏ”, “bình luận”... theo họ, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chỉ được coi là một bộ môn khoa học xã hội, như những luận thuyết chính trị học khác, theo đà, tiến tới công khai phủ nhận vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận, vai trò chỉ đạo đời sống tinh thần của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở tầm mức cao hơn, từ lý thuyết “xã hội dân sự” theo hình thức độc lập, “thế giới phẳng”, tập trung hướng lái nền giáo dục thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Cổ xúy “xã hội hóa” giáo dục đào tạo theo tiêu chí, chức năng xã hội lừa mị của phương Tây: phi chính trị hóa giáo dục đào tạo. Đi vào cụ thể, gieo rắc, tiêm nhiễm tư tưởng xét lại, phủ nhận lịch sử trong giáo dục, giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, nhất là lịch sử đấu tranh cách mạng; các cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Với tư tưởng bài Trung, thân Mỹ phương Tây, yêu cầu bổ sung vào sách giáo khoa cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam phải ngang hàng, “bình đẳng” với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. “Cảnh báo” nguy cơ bị “đồng hóa” khi chúng ta có chủ trương đa dạng hóa việc học ngoại ngữ, trong đó có tiếng Trung. Thực chất là tư tưởng kích động hận thù, chiến tranh, phá hoại môi trường hòa bình, ổn định và cơ hội phát triển đất nước trong giới trẻ. Gần đây các đối tượng chống đối trên mạng tích cực loan truyền và kêu gọi thanh niên trong nước tham gia cái gọi là “Học bổng xã hội dân sự VOICE năm 2016” với mục tiêu được tung hô là “đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội” hay tương lai “trở thành một nhà hoạt động xã hội và lập dự án riêng của mình”, sau khi hoàn tất khóa học  ở Philippin. Để dụ bạn trẻ vào chiêu trò này, VOICE tô vẽ rằng, tham gia khóa học, học viên được tài trợ miễn phí, nhận học bổng, được tham gia các khóa đào tạo và hội thảo quốc tế của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á; có cơ hội được tham gia các chương trình thực tập sinh tại các tổ chức quốc tế, văn phòng dân biểu liên bang và tiểu bang ở Canada và Úc. Những viễn cảnh mầu hồng này, đánh vào tâm lý thích hưởng thụ, lại có mác “nhà hoạt động xã hội của không ít người. Thực chất VOICE là một tổ chức phản động thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân do Trịnh Hội, Hoàng Tứ Duy (phát ngôn viên của Việt Tân) và một số thành viên Việt Tân lập ra ở Mỹ dưới vỏ bọc tổ chức “Phi Chính phủ”.  Té nước theo mưa, lợi dụng giáo dục mở trên mạng Internet, một số tổ chức đề cao chất lượng giáo dục phương Tây, vu cáo Đảng và Nhà nước ta không sử dụng người tài, người được đào tạo ở nước ngoài. Chủ động móc nối, lôi kéo một bộ phận du học sinh, sinh viên Việt Nam tại nước ngoài vào các hoạt động tuyên truyền, chống phá công cuộc đổi mới của nước ta. Tuyên quan điểm tư tưởng chính trị phương Tây, kích động tinh thần yêu nước manh động, “phi bạo lực”, chống đối thể chế chính trị hiện thời, xúi giục thế hệ trẻ, nhất là sinh viên đòi hỏi “cải cách”, phủ nhận thành qu cha ông, của lịch sử; sống theo lối sống phương Tây, dưới mác “hội nhập, hiện đại”, dọn đường cho “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam.
Một số suy nghĩ về giải pháp đấu tranh
Chú trọng quản lý chặt chẽ nội dung, chương trình giáo dục đào tạo, nhất là khoa học xã hội và nhân văn, bảo đảm định hướng chính trị đúng đắn, trước hết là tuyên truyền, giáo dục sâu sắc những vấn đề cơ bản, cốt lõi, bản chất của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trên các lĩnh vực, phù hợp sứ mạng của các nhà trường, mục tiêu yêu cầu giáo dục đào tạo các đối tượng. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho các lực lượng sư phạm, tập trung xây dựng bản lĩnh chính trị trong tư tưởng, đạo đức, phong cách cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Có biện pháp, cơ chế đảm bảo yêu cầu về thái độ, kiến thức, năng lực nhận biết, cập nhật những vấn đề từ thực tiễn và thể hiện tính chiến đấu, tham gia phòng, chống “diễn biến hòa bình” trong các bài giảng, các hình thức giáo dục đào tạo, tập trung vào hệ thống chuyên đề, chủ đề các môn lý luận Mác-Lênin (Triết học, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước...Nhằm kết hợp, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học về phòng, chống “diễn biến hòa bình” nói chung, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói riêng, các nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động khoa học: hội thảo, tọa đàm, trao đổi học thuật khoa học... Đồng thời, đẩy mạnh thông tin tình hình, định hướng quản lý nội bộ, phát ngôn; tuyên truyền kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…Có kế hoạch tổ chức nói chuyện chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên. Phát huy thế mạnh, các nhà trường quan tâm xây dựng lực lượng, tổ chức đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” nói chung, và trên lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lượng chuyên mục phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên hệ thống truyền thông đại chúng trong nội bộ và ngoài xã hội. Quán triệt sâu sắc triết lý giáo dục “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” của Đảng, đi sâu tích cực hóa các hoạt động giáo dục, rèn luyện sinh viên, học viên theo mục tiêu yêu cầu đào tạo; cùng với tăng cường bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt chú trọng rèn luyện, hoàn thiện phẩm chất, thái độ chính trị, trách nhiệm xã hội. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái, phản động thâm nhập vào hoạt động sống của cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên, nhất là những hoạt động có tính giáo dục, văn hóa cao (tọa đàm, đối thoại, diễn đàn, văn hóa văn nghệ...). Tích cực phát hiện, loại bỏ văn hóa độc hại trên “tường” các tài khoản của mạng xã hội. Kết hợp giáo dục, quán triệt với giải pháp kỹ thuật, biện pháp quản lý, duy trì thực hiện các quy định sử dụng mạng Internet, mạng nội bộ.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Viên phấn




Lê Quang Thà

Khi thày bước lên bục giảng
Viên phấn trong tay như có tâm hồn
Tri thức cuộc đời qua từng nét chữ
Thày gieo mầm cho thế hệ tương lai

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Hoa giấy tím bâng quơ!

                                                             
                                                                 Lê Quang Thà

Tôi vẫn đi về,
               qua lối ấy.
Dưới khung cửa sổ tròn
                                 có giàn hoa giấy tím bâng quơ.

Bỗng một lần gió nổi bất ngờ
Giàn hoa khẽ rung,
                     Có một đôi mắt tròn thiếu nữ,
                                  phía sau,
                                          chớp lặng lẽ...
                                                        chối từ...
                                                               run run...
                                                                       và biến mất!

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Thương lắm Mái trường ơi!

HỒNG CHUYÊN1
Thương lắm Mái trường ơi!
Mấy trăm năm mái vòm Thành Cổ
Rêu phong chằng chịt gió sương
Gân guốc bờ tường đá cũ
Cây phượng lưng còng
Bệ kỳ đài phơi nắng
Những mái nhà bạc trắng
Con đường cũng trắng
Như đường làng quê mẹ tôi xưa
Tiếng còi tàu ầm ĩ đêm mưa
Lặng thầm phố nhỏ.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Tiếng thơm từ trong Thành cổ


Ghi chép của NGUYỄN VĂN HẢI

Mỗi lần vào thăm Trường Sĩ quan Chính trị, đi qua vòm cổng Thành cổ nhà Nguyễn xuyên qua ba thế kỷ dưới bóng cây si già trăm tuổi cành lá sum suê, tôi đã thấy toát lên vẻ đẹp thâm trầm, cổ kính của một mái trường quân sự mà nhiều người vẫn gọi vui là cái nôi đào tạo “quan văn” cho các đơn vị cơ sở trong toàn quân. Dạo bộ một vòng trong khu vực nội Thành cổ, tôi thấy lòng mình trở nên dịu êm, thư thái bởi những hàng cây cổ thụ rợp bóng, những ngôi nhà giản dị và những khuôn viên, bồn hoa tươi tắn sắc màu.
Sáng sáng, khi các học viên lên giảng đường, đi qua các đường ngang lối dọc, hình như bên tai tôi chỉ thấy tiếng chim ríu rít chuyền cành và thỉnh thoảng nghe thấy tiếng giảng bài trầm ấm của các thầy vọng ra từ các lớp học. Nhưng đến cuối giờ chiều, không gian trong trường trở nên tấp nập, nhộn nhịp khác thường. Trên các ngả đường, nhiều thầy cô trong sắc phục đời thường rộn rã trở về tổ ấm sau những giờ say sưa giảng bài trên lớp. Trước sân nhà của các khối học viên, nơi này là dăm ba tốp bạn trẻ vui vẻ đá cầu; nơi khác là mấy cậu học viên đang chăm chú viết vẽ bảng tin; dưới những gốc cây có vài ba chiếc ghế đá không còn chỗ trống bởi những chàng trai đam mê âm nhạc đang lướt những ngón tay mềm mại trên dây đàn ghi ta… Không khí háo hức, rộn ràng nhất là tại những sân chơi, bãi tập. Trên sân bóng chuyền, đó là những pha chuyền biến hóa, những cú đập bóng thùm thụp hòa vào tiếng hò reo sôi động. Trên sân vận động, đó là những đôi chân săn chắc, thoăn thoắt cùng tranh giành quả bóng đá lăn tròn trên sân để rồi đến lúc cao trào, những tiếng đồng thanh cùng bất chợt vang lên “vào, vào…” như làm rung chuyển, chao đảo cả Thành cổ. Trên khu thể thao quân sự, đó là những đôi tay rắn rỏi chống đẩy lên xuống, những động tác gập bụng dẻo dai và cả những pha nhào lộn trên các khung xà đơn xà kép không khác mấy cảnh diễn viên… làm xiếc. Sau những giờ phút tập trung cao độ tâm trí lực để tiếp nhận, hấp thụ bài giảng của thầy cô trên lớp, có lẽ “đằm mình” vào các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi cuối buổi chiều hằng ngày, học viên như muốn “xả” bớt những lo âu, căng thẳng và hơn thế, muốn khởi động thể lực, dung nạp năng lượng tinh thần để sức khỏe thêm bền bỉ, dẻo dai, tâm hồn thêm thoải mái và đầu óc thêm minh mẫn, khoáng đạt. Việc kết hợp giữa học và rèn, học và chơi, là việc hằng ngày của các học viên Trường Sĩ quan Chính trị.

XỨNG DANH TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ


                                                                                                Kịch bản phóng sự
                                                                                            Phùng Văn Lập   
         
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người Cha thân yêu cuả các lực lượng vũ trang đã từng dạy “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”“Người chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ, thì bộ đội ấy không tốt”. Thấu triệt tinh thần ấy, ngay sau khi Tổ quốc thống nhất, trước yêu cầu củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ chính trị của sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại trong tình hình mới, ngày 14/01/1976, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Chính trị được thành lập với nhiệm vụ đào tạo chính trị viên đại đội cho toàn quân, mà trực tiếp về cơ cấu tổ chức là Hệ Sơ cấp của Học viện Chính trị.