Mỗi
lần trở lại Trường Sĩ quan Chính trị (còn gọi là Trường Đại học Chính trị), tôi
luôn mang tâm trạng của một người đi xa về thăm quê cũ. Trở về mái trường thân
yêu, thầy xưa bạn cũ vẫn còn đó. Những cái bắt tay thân thiết, những nụ cười
hồn hậu, những câu chuyện buồn vui, sôi nổi một thuở lại ùa về, lại xôn xao,
díu dan như không muốn dứt. Dẫu tôi đã xa trường hơn 16 năm, nhưng bao kỷ niệm
tươi rói của thời học viên “quần dạ, áo K82, cầu vai đỏ” vẫn vẹn nguyên trong
ký ức. Chỉ lạ thay, Thị xã nhỏ bé ngày nào, mới chưa đầy hai thập kỷ mà đã biến
thành một đô thị hiện đại, sầm uất ngoài sức tưởng tượng của tôi. Duy nhất có
chiếc cổng Thành xuyên qua ba thế kỷ nằm trên địa bàn thành phố Bắc Ninh - cũng
là lối cổng chính vào Trường Sĩ quan Chính trị - vẫn mang vẻ trầm tư, cổ kính như
xưa. Suốt mấy chục năm ròng, trong khi các học viện, nhà trường khác đã xây cất
tòa ngang dãy dọc với những ngôi nhà cao tầng khang trang, thì cái nôi đào tạo
sĩ quan chính trị cấp phân đội lớn nhất nước, vẫn “thủy chung” với những ngôi
nhà đơn sơ từ thập niên 70, 80 của thế kỷ trước.
Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015
SÁCH BÊN HOA, ĐÀN BÊN SÚNG
VANG MÃI BẢN HÙNG CA
* Nguyễn Văn Bình - Đại đội 5, Tiểu đoàn 7
Đất nước tôi, những ngày xưa êm ả
Đồng lúa vàng, thấp thoáng cánh cò
bay.
Lũy tre chiều như giang rộng cánh
tay
Ôm đất mẹ, dưới triền đê xanh mướt
Trẻ nô đùa, tắm mát bến sông quê.
Phiên chợ chiều, suốt dọc triền đê
Quanh xóm nhỏ, khói lam chiều êm ả.
ĐỒNG ĐỘI ƠI
* Nguyễn Văn Bình, Tiểu đoàn 5
Dọc
sông Cầu, chúng tôi lại về đây!
Những chàng trai từ mọi miền tổ quốc.
Tuổi hai mươi, tiếp bước lên đường
Lại về đây chung một mái trường,
Cùng học tập, trưởng thành phấn đấu
Cùng hát vang một bài ca yêu dấu
Trường của tôi "Chính trị" thân
yêu.
Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015
NHỮNG ÁNH ĐÈN THAO THỨC
PHAN CÔNG THUỶ
Thân tặng
Cán bộ, nhân viên, chiến sĩ
Phòng Chính trị
Phòng Chính trị
Những ánh đèn thao thức
Dõi ánh nhìn từ khu nhà làm việc của Cơ quan
Sáng một khoảng mênh mông, lá cây xào xạc
Và cổng Nam Thành cổ uy nghi
Cùng gió đêm ôn chuyện một thời...
NƠI THẮP LỬA TRÁI TIM
NGUYỄN ĐỨC RINH
Đưa em về
thăm lại Mái trường xưa
Nơi anh đã
một thời gắn bó
Đồng đội
anh, bao người ở đó
Học tập,
luyện rèn cùng thắp lửa trái tim.
*
* *
TÂM SỰ CÙNG ANH
NGUYỄN VĂN KỶ
Nhớ những lúc ngồi tâm sự cùng anh
Ghé sát tai anh, em thầm thì to nhỏ
“Chính trị là gì” em không hiểu anh ơi?
Tuổi thanh xuân em sống giữa cuộc đời
Ai cũng bảo - khô khan là chính trị
TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN MINH CƯỜNG
- Dậy! Dậy!
Tiếng gọi thẽ
thọt lay động đầu màn làm Quốc tỉnh giấc. Hắn càu nhàu:
- Gì thế? Hôm nay
tao có gác đâu!
QUAN HỌ BẮC NINH
Bắc Ninh ơi, một
ngày xuân
Cho tôi đắm đuối
trong ngần tiếng ca
Liền anh, liền
chị thướt tha
Áo the, khăp xếp
mượt mà, tươi duyên
Miếng trầu cánh
phượng ai têm
Dịu dàng e lệ
mắt huyền ai đưa?
“Sông cầu nước
chảy lơ thơ”
Để ai xao xuyến,
ai ngơ ngẩn lòng?
VỀ VỚI TRẠI CUNG
Tôi về đây với Trại Cung
Xốn xang cảm xúc trào dâng trong lòng
Trại cung ơi! Mến vô cùng
Để cho trĩu nặng một vùng tâm tư.
Nhớ từng cơn khát mùa khô,
Chia tay vương ánh mắt còn rưng rưng
Thao trường huấn luyện đă từng
Sáu Mươi2 đột
kích “lẫy lừng chiến công”,
MÀU THỜI GIAN
PHAN VĂN TUỆ
Xin thời gian cho tôi trở lại!
Với Mái trường giữa thành phố tình yêu.
Tôi không biết thời gian sẽ phủ kín bao
nhiêu
Trên con đường dẫn tôi về thành phố
Nhưng liệu thời gian có xóa nhòa trong trí
nhớ
Ký ức ngọt ngào những ngày tháng học viên.
NẮNG …VÀ EM
ĐỖ VINH HIỂN
Nắng thao trường
em đã được nghe
Qua sách vở, qua
đài và báo chí
Nắng hôm nay lăn
trên dòng nhật ký
Gửi tình anh qua
chút nắng thao trường
LÍNH HẬU CẦN TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
Lính hậu cần
Trường Sĩ quan Chính trị
Từ lính quân
doanh cho đến lính lái xe
Rồi lính quân
nhu, lính quân khí, lính quân y,…
Trải năm tháng
đều thành thi sĩ lính
KỶ NIỆM MÁI TRƯỜNG
NGUYỄN QUANG MINH
Mái trường này tôi đã lớn lên
Những tháng năm giảng đường đại học
Tình thầy cô chăm lo, đùm bọc
Dẫn dắt tôi những bước ban đầu
HẸN EM CÔ GÁI SÔNG CẦU
BÙI
NGỌC ĐAN
Em
nghiêng vành nón quai thao
Ửng gò
má chín nắng đào xuân tươi
Anh về
đây hỡi người ơi!
Luyện
rèn, học tập thành người sĩ quan.
KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN
Phạm Quốc Trung
Lên
Điện Biên giữa mùa trắng Hoa ban
Pha Đin mờ sương, chập trùng Đường Kéo pháo
Lúa Mường Thanh mướt xanh màu áo
Huyền thoại tán rừng "não bộ" Mường Phăng.
Pha Đin mờ sương, chập trùng Đường Kéo pháo
Lúa Mường Thanh mướt xanh màu áo
Huyền thoại tán rừng "não bộ" Mường Phăng.
THAO TRƯỜNG THÂN YÊU
TÙNG
LÂM
Một vùng đồi núi mênh mông
Nắng mưa như thử tấm lòng thủy chung,
Quản chi dãi gió dầm sương
Thao trường gắn với chiến trường là đây!
Dưới Trời Xanh … Xin Kính Cẩn … Nghiêng Mình
Gió tháng 10 hiu hắt những vòng hoa
Khi đất nước trào dâng niềm thương tiếc
Một trái Tim … một hồn linh bất diệt
Đã về trời yên nghỉ cõi … thần tiên
Quy chế tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật
NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Tên gọi, mục
đích
1. Tên gọi: Câu lạc bộ Văn học nghệ thuật
2. Mục đích
hoạt động
Nhằm góp phần đổi mới, “Văn hóa hóa” môi trường giáo dục đào tạo;
nâng cao khả năng cảm thụ; phát hiện, khơi dậy tiềm năng, khuyến khích, động
viên phong trào sáng tác văn học nghệ thuật của Nhà trường.
CỔ TÍCH CHO BỤC GIẢNG
Kính tặng những người thầy áo xanh
Bục giảng này chỉ vài bước chân
Nhưng cũng rộng dài như mấy lần vòng quanh
trái đất
Bục giảng ấy là sự tiếp nối của con đường
trên mặt trận
Người thầy-người chiến binh vẫn nhịp bước
quân hành
CHIỀU THỨ BẢY
CHA VÀ CON
Tưởng nhớ 22 Anh hùng, liệt sỹ của Trường
Sĩ quan Chính trị đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc
(tháng 12 năm 1979)
CẢM TÁC LÚC BÌNH MINH
TÂM SỰ NGƯỜI GIẢNG VIÊN
LÊ QUANG THÀ
Những thế hệ
giảng viên chúng tôi
Người đầu
bạc trắng, người mới đôi mươi
Dẫu giảng
đường hay thao trường, bãi tập
Luôn miệt
mài chắp cánh ước mơ
ĐẢNG TA KHÔNG NGỪNG HOÀN THIỆN TƯ DUY LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
Trải
qua 85 năm lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại
xâm, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cùng với việc không ngừng
bổ sung, phát triển tư duy lý luận về chính trị, kinh tế, xã hội, Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ, hoàn thiện, sâu sắc về vị trí, vai trò của
văn hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và sự phát triển của đất nước.
SUY NGẪM VÀ NHẮN NHỦ
Trung tướng Trần Trung Khương