Phùng Văn Lập
Xin được đặt tên cho bài cảm nghĩ này trùng với tên
bài thơ Hương Ngọc lan Thành cổ của đồng chí Trung tướng Phạm Quốc Trung, bởi
như lời tựa của Website Nhà trường, đó là sự quan tâm đặc biệt, sự sẻ chia,
đồng cảm và truyền lửa, là cảm tác thay cho lời tri ân, sự ghi nhận và tôn vinh
các cô giáo mặc áo lính của Trường Đại học Chính trị nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ
Việt Nam 20/10 và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Hiệu trưởng Nhà trường.
Đến với những vần thơ Hương Ngọc
lan Thành cổ, người đọc sẽ cảm nhận được cảnh sắc cổ kính, nên thơ, xanh mát,
nhân văn. Dẫu chỉ là những nét chấm phá, điểm nhãn giàu chất biểu tượng “Cây xanh quanh năm bóng tỏa”, “Cổng vòm cổ
kính”, “Giảng đường đầy ắp ý thơ”…
cũng đủ sức gợi cảm, khuấy động tình đất, tình người. Tâm tưởng của người đọc
được khơi dậy, liên tưởng tới miền tình
cảm trước “cây đa, giếng nước”, dòng sông quê hương “mở nước vào dạ ”, và suy
ngẫm “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” …Nhưng chưa
thấy Ngọc lan đâu!? dù bài thơ là Hương Ngọc lan Thành cổ…
Thời sinh
viên em ước vọng nơi đâu
Có khi nào …nghĩ
về Thành cổ
Nơi cây xanh
quanh năm bóng tỏa
Bên những
giảng đường đầy ắp ý thơ
Tâm hồn xưa đầy lãng mạn mộng mơ
Có
khoảng riêng nào dành cho người lính
Mà
hôm nay bên cổng vòm cổ kính
Em tươi xinh trong quân phục xanh
màu
Như lẽ tự nhiên về sự gắn bó giữa con người và không
gian sống, khúc giao hòa luôn được tấu lên với tất cả vẻ đẹp, cung bậc tâm tình
khi dung chứa trong nhau những giai điệu của bản tình ca, chất lãng mạn thuộc
về các bản thể. Đó là hợp lưu của cái đẹp. Trong không gian Thành cổ hiện hữu “Giảng đường đầy ắp ý thơ”, thì cũng
hiện hữu hình ảnh “Em tươi xinh trong
quân phục xanh màu”. Dẫu biết rằng, những “Em tươi xinh”, cũng như những con người đã, đang gắn bó với Thành
cổ đều có cơ duyên cuộc sống riêng với mảnh đất này. Tác giả hỏi, chúng ta hỏi,
và chúng ta hiểu “Thời sinh viên em ước
vọng nơi đâu/có khi nào nghĩ về Thành cổ” mà hơn hết là “Tâm hồn xưa đầy lãng mạn, mộng mơ/có khoảng
riêng nào dành cho người lính”. Âu cũng là tâm tình của chàng cựu sinh viên
Khoa Hóa, Đại học Bách khoa Hà Nội, vị nguyên Tư lệnh một binh chủng khi đứng “Bên những giảng đường đầy ắp ý thơ”.
Truyền cảm
hứng để bài ca giữ nước
Bừng sáng hơn
sau mỗi giờ lên lớp
Cho học viên
mạnh bước quân hành
Cần mẫn, dịu dàng bồi đắp nét nhân văn
Chất phù sa chính trị viên cần có
Cánh buồm ra khơi, em là ngọn gió
Trao gửi niềm tin hướng tới chân trời
Sự sinh động, giàu hình ảnh, hàm chứa ý nghĩa sâu sắc
của bài thơ đâu chỉ dừng lại khi cảm nhận về bức tranh đa màu, đa sắc ấy, mà
còn sâu xa, lắng đọng, và được đẩy lên đúng tầm vóc khi diễn giải sự cảm thông
và lòng mến phục. Cảm thông, sẻ chia, thấu hiểu trách nhiệm với đất nước, quê
hương, dặm dài “trăn trở canh thâu”
của “Em
tươi xinh trong quân phục xanh màu”. Họ cũng như bao nhiêu nhà giáo
dục chân chính, tâm huyết khác là bồi đắp tinh thần yêu nước, truyền thống dân
tộc, giá trị con người, phát triển trí tuệ, kỹ năng phức hợp cho lớp lớp thế hệ
học trò, sinh viên, học viên. Đó là phẩm giá cao quý, đáng được tôn vinh, mến
phục. Nhưng với cán bộ, giảng viên tươi xinh, mang quân phục xanh trong Thành
cổ còn nặng gánh trách nhiệm cao cả, tâm huyết căng tràn khi “Truyền cảm hứng bài ca giữ nước…cho học
viên thêm mạnh bước quân hành”, để lắng đọng “Chất phù sa chính trị viên cần có”, cho đội ngũ cán bộ chính trị
tương lai, đội ngũ những người làm lan tỏa, tiếp lửa, nuôi dưỡng chủ nghĩa yêu
nước và nhân văn của thời đại, dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Họ là
hiện thân của bài ca giữ nước, mà hơn một lần, tác giả đã nhắn gửi. Bởi thế,
với từng kết quả trưởng thành của học viên, sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà
trưởng, nữ cán bộ giảng viên áo lính xứng đáng được ngợi ca: “cánh buồm ra khơi, em là ngọn gió”. Sự
nghiệp giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị cho toàn quân của Mái trường
Thành cổ đã được chiếu xạ qua lăng kính nghệ thuật nhuần nhụy là thế.
Một trong những cái hay của Hương Ngọc lan Thành cổ là
thi họa hóa nguồn cội của “Trăn trở canh
thâu” rất đỗi phổ biến của cô giáo mang màu xanh áo lính bằng những vần thơ
bay bổng. Ai cũng hiểu trách nhiệm, nhiệm vụ của người thầy là giáo dục nhân
cách, bồi dưỡng lý tưởng, vun đắp tâm hồn, trang bị kiến thức, phát triển kỹ
năng, dẫn dắt trau dồi năng lực. Một hoạt động đòi hỏi công phu, nghiêm túc,
giàu sáng tạo, sâu đậm nhân bản, nhân văn, luân lý. Bài thơ không diễn đạt như
vậy, điều đó được vẽ lên bằng hình ảnh đặc trưng nữ tính “cần mẫn, dịu dàng” rất hợp với “nét
nhân văn” của tư tưởng, tình cảm, “Chất
phù sa” của nhận thức, năng lực hành động, “Cánh buồm”, “chân trời” của lý tưởng, niềm tin, khát vọng tích tụ
trong phẩm chất, năng lực cần có của người học viên. Theo dòng cảm xúc, từ đó,
ở một chiều khác, cũng có thể dễ dàng nhận ra sự chuyển tải triết lý, phương
châm giáo dục đào tạo “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” của ý thơ.
Từ hỏi, hiểu, đến đối thoại. Tác
giả còn sẻ chia, cảm thông, khắc họa những khó khăn riêng tư chỉ có ở người nữ
cán bộ giảng viên “Dẫu là thầy, thiên
chức chẳng hề vơi/ còn bao việc đang chờ sau bài giảng/ nuôi dạy con thơ, dâu
hiền, vợ đảm/mái ấm tình yêu, em giữ lửa bốn mùa”. Đúng tâm trạng, đúng
cuộc sống, đúng thiên chức, đúng phẩm chất của người phụ nữ, khổ thơ nhân lên
tình cảm, mà cũng là sự ngưỡng vọng, cảm phục đối với đức hy sinh, vuông tròn
việc nước, việc nhà của cán bộ giảng viên trong quân phục xanh màu. Sự nghiệp
và cuộc sống đan cài. Sẽ là không đầy đủ, thiên lệch khi chỉ thấy cái cao cả
của sự nghiệp mà quên đi, hoặc né tránh bộn bề khó khăn của cuộc sống. Là tấm
gương giáo dục, bằng trải nghiệm cuộc sống, những nữ cán bộ giảng viên sẽ đưa
đến cho đội ngũ học viên thấu hiểu sâu sắc tình cảm, ý tứ của người “Anh, người
chị, người bạn” trong tâm thức, khi họ hòa chung với cuộc sống của bộ đội ở đơn
vị.
Nhất quán âm hưởng nhẹ nhàng, vui tươi, thuần khiết,
bài thơ dần khép lại khi đã hội tụ được những cảm nhận sâu sắc về phẩm chất,
phẩm giá của người nữ giảng viên xanh màu áo lính, họ luôn thấp thoáng“Nụ cười trong trẻo của ngày xưa” cũng
là lúc mà cảm xúc dâng tràn, là lúc Ngọc lan tỏa hương đất trời, hòa quyện
hương đời, thắm ngát bên trang giáo án. Ngọc lan, giáo án hiển hiện sánh bước
bên nhau, hòa nhập, hòa nhịp “Cùng em đi
suốt chiều dài năm tháng” Ngọc lan làm đẹp giáo án, giáo án làm đẹp Ngọc
lan, tất cả tổng hòa tôn vinh, kiến tạo lên cái đẹp của nơi “Có hồn thơ và tâm sáng Người Thầy”.
Vẫn nụ cười
trong trẻo của ngày xưa
Thoảng hương
Ngọc Lan bên trang giáo án
Cùng em đi
suốt chiều dài năm tháng
Có hồn thơ và
tâm sáng người Thầy
Đến đây, có lẽ, thắc mắc của độc giả về ý tứ của tác
giả khi sử dụng hình ảnh Ngọc Lan Thành cổ trong cấu trúc bài thơ đã được giải
đáp. Hương Ngọc Lan vừa thực, vừa lãng mạn, lại được ẩn dụ. Hương Ngọc Lan
thoang thoảng, tinh khôi, thuần khiết như (trong) môi trường đào tạo những con
người làm công tác giáo dục, tiến hành công tác tư tưởng – văn hóa, nỗ lực phát
huy nhân tố con người, sức mạnh của hệ thống tổ chức trong các đơn vị quân đội.
Mạch nguồn thi hứng vì thế vẫn tiếp tục được khai mở. Ngọc Lan hòa cùng cảnh
sắc Mái trường Thành cổ thấm đẫm tinh hoa văn hóa miền quê Kinh Bắc, nơi kết
tinh và tỏa sáng tinh thần Đảng, tình nghĩa thầy trò sâu nặng, tình đồng chí
đồng đội sắt son, giàu chất khoa học và nhân văn. Tất cả lên men cuộc sống làm
xao lòng, lay động cảm xúc, làm vơi đi cảm giác về sự khô cứng, đơn điệu trong
ngôi trường lính của những cô giáo nhà trường quân đội vừa trải qua thời sinh
viên tươi trẻ, vừa được giảng đường đại học chắp cánh ước mơ. Cảm giác ấy dần
nhường chỗ cho tình yêu, niềm tin về Nhà trường luôn được đắp bồi theo năm
tháng, và luôn có “Mái trường trong tôi” trong tâm tưởng. Với họ, sự khô cứng,
đơn điệu nhiều khi còn được nhìn nhận sâu sắc hơn theo hướng là môi trường tích
cực sản sinh cốt cách, nét tinh thần, phẩm chất thanh cao, thuần khiết của nhà
giáo chiến sĩ, người lính sinh viên, tựa như Hương Ngọc Lan Thành cổ của Trường
Sĩ quan Chính trị chính quy, tiên tiến, mẫu mực.
Hương Ngọc lan lan tỏa, mỗi cán bộ, giảng viên, và cả
lực lượng sư phạm của Mái trường Thành cổ đều thấu cảm, tìm thấy một phần hình
ảnh của mình trong bức họa sinh động này.
Cảm ơn tác giả.
Hà Nội, tháng 2/2018
0 nhận xét:
Đăng nhận xét