Pages

TRANG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

CẦN NHÌN NHẬN ĐÚNG VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975

Những ngày gần đây, khi trả lời phỏng vấn một số đài báo nước ngoài như RFA, RFI, Người Việt olnie.., một số người nói rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 là chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc, gây lẫn lộn trắng- đen, đánh tráo khái niệm, nhằm biện hộ cho cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam.

Như mọi người đều biết, ngay từ năm 1950, với âm mưu từng bước thay thế dần sự chiếm đóng của Pháp ở Việt Nam và Đông Dương, Mỹ ra sức ủng hộ Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Bằng chứng là từ năm 1953 đến năm 1954, viện trợ quân sự của Mỹ cho Pháp chiếm tới 70% tổng chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Khi Hội nghị Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương chưa kết thúc, ngày 12/6/1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng thay Bửu Lộc, thủ tướng của chính quyền Bảo Đại thân Pháp, rồi không lâu sau, với trò "trưng cầu dân ý", buộc Bảo Đại từ chức để Ngô Đình Diệm lên làm Quốc Trưởng, rồi tổng thống. Từ đây chấm dứt hoàn toàn vai trò của Pháp ở Việt Nam. Với 4 chiến lược chiến tranh kế tiếp nhau: chiến tranh Đơn phương; chiến tranh Đặc biệt; chiến tranh Cục bộ; Việt Nam hóa chiến tranh và 5 đời tổng  thống là Ai Xen Hao, KennơĐi, Giôn  xơn, NichXon, Regionpho, ban đầu sử dụng đội ngũ cố vấn, nhân viên quân sự và vũ khí trang bị giúp chính quyền tay sai ở miền Nam tiến hành chống phá cách mạng miền Nam, sau đó (năm 1965), Mỹ trực tiếp đưa quân vào xâm lược miền Nam Việt Nam, đồng thời dùng không quân, hải quân mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam kéo dài 21 năm (từ 1954 đến năm 1975), Mỹ đã chi gần 700 triệu đô la, gấp 2 lần so với chi phí của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2, gấp 20 lần so với cuộc chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953. Nước Mỹ đã huy động trên 6,5 triệu lượt binh sỹ với 77% lực lượng lục quân, 40% lực lượng hải quân, cộng với gần 70 ngàn quân của 5 nước chư hầu: Úc,NewZeaLaand, Hàn Quốc, Phi Líp Pin, Thái Lan, cùng trên một triệu quân ngụy Sài Gòn hòng đè bẹp cách mạng miền Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, ngăn chặn phong trào cộng sản đang lan rộng ở Đông Nam Á và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ, lớn lao đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Mỹ la tinh. Thực chất cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1954 đến ngày 30/4/ 1975 là cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, được cả loài người tiến bộ ủng hộ, chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ, một tên đế quốc đầu sỏ, hiếu chiến bị nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ lên án. Do đó, việc một số người có đầu óc mang nặng thái độ thù hận, không hiểu vì vô tình hay cố ý mà cứ nói bừa rằng, cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc. Đây là lập luận hoàn toàn sai trái không đúng với những gì lịch sử đã diễn ra trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Ngay cả cuộc chiến tranh do chính quyền tay của Mỹ ở miền Nam Việt Nam tiến hành nhằm chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam cũng chính là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, thông qua bè lũ tay sai thực hiện dưới sự chỉ đạo của Nhà trắng và Lầu năm góc mà thôi. Vì vậy, nếu coi cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975 là cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam- Bắc Việt Nam thì vô hình trung đã đẩy mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ xâm lược với dân tộc Việt Nam bị xâm lược thành mâu thuẫn nội tại giữa nhân dân hai miền Nam- Bắc Việt Nam, qua đó, tạo điều kiện để Mỹ lẩn tránh trách nhiệm trước hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Đồng thời, cũng từ việc làm này, làm tổn hại tới khối đại đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam, đi ngược lại quá trình hòa hợp dân tộc giữa đồng bào ở trong nước với một bộ phận kiều bào ta vì nhiều lý do khác nhau đang sinh sống ở nước ngoài từng bước hướng về Tổ quốc, làm cho không ít người còn chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách hòa hợp dân tộc và chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam có cái nhìn thiếu thiện cảm với chính đồng bào mình ở trong nước. Cho nên những ý nghĩ và hành động phi lý nêu trên của một số người cần bị lên án và bác bỏ. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét