Pages

TRANG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2019

TẢN MẠN TRUNG DU



                                                                
    PHÙNG VĂN LẬP[1]

Phân đội hành tiến vào trận địa tiến công, chỉ ít giờ nữa là trận đánh bắt đầu…Trận đánh then chốt của đợt diễn tập cuối khóa.
Học viên Khanh nghĩ: Kể ra ở bộ phận súng phòng không, tuy có vất vả như
ng cũng có cái hay, cũng vẫn tiểu liên, quân trang, quân dụng chiến đấu, nhưng được cái luôn ở thế trên cao, gần chỉ huy, nên nắm bắt, quan sát rõ hình thái chiến thuật, như ở điểm cao này chẳng hạn. Tuy vậy, nhưng cũng mịt mờ lắm, mới chỉ hơn ba giờ sáng chứ mấy. Nơi đây không khác địa hình mấy huyện trung du Bắc Giang, cũng toàn rừng tái sinh (gọi thế thôi chắc không phải, vì “chính quy” ngay ngắn thẳng hàng, cùng loại cây lắm !), xen lẫn trồng mới, cũng có nhiều khoảnh cây lúp xúp, bãi sắn…có chăng nơi này còn nhiều sim, mua hơn thôi.
Gần nhà xa ngõ, ở miền đất trung du này, các thầy chiến thuật chọn đường cơ động chuẩn thật, vừa đủ cự ly hành quân cơ động, vừa có địa hình “trèo đèo lội suối” để thử thách, sát thực tế, rèn luyện thể lực, ý chí hoàn thành nhiệm vụ… và lại còn liên hoàn với các cung chặng và tình huống chiến đấu nữa chứ.
          Khanh Cún này, có nhìn thấy gì không ? tối quá ! phát huy sở trưởng điều nghiên và thuyết minh xem nào…Hào, tiểu đội phó lên tiếng.     
Khánh Cún: Có nhìn ra không, lùm cây cao hơn hẳn là đám cây bồ kếp, gần sát bờ mương, nơi đơn vị cùng thanh niên địa phương dân vận khơi thông dòng chảy đấy…hồi chiều hôm qua hành quân, tớ đã chỉ cho cậu rồi, hay là lúc ấy đang mải thả tâm hồn theo từng đàn cò trắng dập dờn, thấp thoáng sau những rặng tre, rừng vầu, rừng mai.
Hào: Đúng là… Cún có khác, tinh tường thật, bọn tôi cũng có nhận ra, nhưng chưa biết đấy là lùm cây bồ kếp đấy, mà đúng là chúng cao vượt trội thật, hay ở đây hợp thổ nhưỡng nhỉ, chứ nơi khác có được thế đâu.
Khanh Cún: Thổ nhưỡng cái gì….Nói mãi rồi, khi làm công tác dân vận năm ngoái, các Mế đã kể nhiều chuyện quanh những cây bồ kếp vùng này là gì, chính nhờ nó mà con gái xứ Mường có mái tóc mượt mà ít nơi nào sánh được. Tôi tin là các cậu còn nhớ những câu chuyện của dân bản lưu truyền về các đơn vị quân đội đóng quân tại địa phương trong chiến tranh, tập trung ăn dưỡng, luyện tập kỹ chiến thuật, rèn luyện sức khỏe hành quân vào chiến trường miền Nam chiến đấu, họ (có cả những nữ quân nhân) đã được tắm gội bằng thứ quả mang nặng tâm tình quê hương ấy; sau này khi hết chiến tranh có dịp trở lại, họ vẫn thao thiết nhớ hương vị nồng nàn, mộc mạc của bồ kếp nơi này….
Chuyện của Khang Cún đang vào…thì phải dừng, phân đội nhận được lệnh chiếm lĩnh trận địa, triển khai tác chiến theo kế hoạch.
Tản mạn trung du, một tác thành hành trang sĩ quan, tức cảnh gợi nhớ, cậu ta vốn tên Khanh, nhưng từ nhỏ quen gọi là Cún, bởi lúc sinh ra, đến đoạn đặt tên, bố mẹ cậu lúng túng chưa biết ra sao, cứ gọi đại như vậy cho ứng với năm Tuất, mà cũng là tên phổ thông cho dễ. Nhưng lâu rồi thành khó sửa. Cho tới tận đến lúc lên cấp III vẫn vậy, cả nhà vẫn gọi là Cún, bọn bạn bè trang lứa cũng thế. Và rồi Cún ta cũng muốn gọi cho đúng tên, chứ ai lại cứ mãi thế này. Nhân có dịp, Mẹ đi liên hoan tiệc trà tại trường về kể, hôm nay, cuối buổi nhớ ra, lấy mấy cái kẹo về cho cái Ủn, vốn là em Cún, nói là “Xin mấy cái kẹo về cho Ủn” , khiến mọi người không hiểu, cho là, sao lại thế, kẹo ngon thế sao lại mang về cho Ủn được. Lại phải mất công phân bua, đó là tên gọi của con Thúy Ủn nhà mình. Được đà, Khanh nói luôn, thôi từ nay cứ tên con là Khanh mà gọi, không Cún nữa, và nhờ mẹ nói luôn với đám bạn cho thuận.
          Vậy mà hôm lên đơn vị thăm cậu ta, mẹ vẫn cứ Cún ơi thế này, Cún ơi thế kia, làm anh em trong đơn vị cứ thế mà gọi theo, thành ra phiền phức. Cậu lại phải nhờ mẹ cải chính cho. Thế nhưng lần này, mẹ và cái Thúy có vẻ như không muốn như vậy, em cậu cùng ý với mẹ là thế mới thân mật, mới hay, chứ có sao đâu, bộ đội tình cảm thân thiết mà. Nó bảo vậy. Nhưng Khanh cự lại, thế không được, anh là bộ đội, là học viên, đang học tập, rèn luyện thành sĩ quan, thành người lãnh đạo, chỉ huy, sao thế được. Con Thúy không nghe: Chẳng sao cả, có ai gọi đồng chí Cún đâu mà, mới lại đó chỉ là cách biểu cảm tình thân, gần gũi, như tình cảm của em với anh khi còn học phổ thông có gì đâu !.. Anh cứ nâng quan điểm, nghe khiếp quá.
          Và rồi chuyện cũng lan đến mọi người.
          Nhân buổi sinh nhật đồng đội cho những người có cùng ngày sinh trong quý do chi đoàn chúc mừng, ai cũng có cơ hội giới thiệu về quê hương, tuổi thơ, tình bạn và nhiều chuyện khác nữa. Lần này, trong số đó, có Khanh, đến lúc MC của chương trình cần câu chuyện chia sẻ từ Khanh, cậu ta lúng túng quá khi nói trước đông người, lại có cả đoàn viên thanh niên địa phương đơn vị kết nghĩa nên càng khó nói. Bỗng đâu, tiểu đội trưởng Tiến, vì là chỗ thân tình, gợi ý: Thì cứ kể lai lịch, ngọn nguồn cái tên Cún là được…. Như có sự truyền dẫn, Khanh đứng lên kể lại nguồn cội tên Cún của mình, với bao câu chuyện gắn bó thời cắp sách đến trường. Câu chuyện trở lên hấp dẫn, trôi chảy hẳn. Đang sinh động, nhiều cung bậc, thì ở đâu đó nhiều tiếng xì xào rộ lên. Và MC bỗng cao hứng, ở đây có bao nhiêu người là Cún! thế có chết không! Chẳng ai là Cún, mà chỉ có tên Cún mà thôi…
Năm cánh tay giơ lên, có cả bạn nữ của chi đoàn kết nghĩa. Vui thật. Trong số ấy có cô bạn cũng muốn lên kể ngọn nguồn tên Cún của mình. Hóa ra không chỉ xứ Kinh Bắc mà nhiều miền quê cũng có tục lệ đặt tên khác cùng với chính danh, mà tên Cún nghe chừng cũng phổ biến ra phết !
          Sau đợt ấy, Khanh cứ nghĩ mãi về cái tên Cún của mình, hóa ra hay thật, chính nó như một phần kết nối bạn bè, người thân. Thân thiện, thân thuộc biết bao, trước hết là mấy ông bạn cùng được mang danh… và cô bạn của chi đoàn kia nữa. Vốn tính tò mò, thính hơi (như con Thúy hay trêu chọc), Khanh Cún (tên ghép mới) bắt đầu dành thời gian tìm hiểu thêm câu chuyện Cún của mọi người. Như có gợi ý riêng, bạn gái của chi đoàn kết nghĩa ( Cún Hoa) cũng hòa mạng suy nghĩ chung về câu chuyện này. Thì ra, cùng mang danh thế thôi, nhưng mỗi hoàn cảnh lại được cảm nhận khác nhau, ẩn chứa những thú vị rất riêng.
          Cũng bởi có tên Khanh Cún, nên trong đơn vị, nhất là những đồng đội hay tếu táo, châm chọc và có phần kích động nữa khi cần gửi gắm điều gì đấy. Họ nói: Đã Cún thì phải tinh nhạy, thông minh, nắm bắt nhanh ý định, …trung thành nữa… và còn nhiều phẩm chất tinh quái do họ nghĩ ra để gán ghép và “định hướng”. Khanh Cún cãi lại: Đó là hồi còn học sinh, quanh quẩn ở nhà, chứ bây giờ phải khác rồi. Tôi là Khanh chứ không phải là Cún! Nhưng dù có rắn vậy, chứ rấn nữa cũng chỉ thế thôi, nhất là khi họ còn phát hiện ra rằng: Các Cún có ý hay nhìn nhau, gần đây còn gọi điện, nhắn tin động viên học tập, thăm đơn vị của Cún Hoa.  
          Cái gì có thì nên phát tác. Đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận trên địa bàn trung du Hòa Bình đã tới. Nghe các cấp quán triệt đây là việc làm một công đôi việc, trong đó có việc chuẩn bị sớm về địa bàn cho diễn tập tổng hợp cuối khóa của Nhà trường. Thông điệp được đưa ra, tận dụng lợi thế, phẩm chất của Cún, thực hành điều nghiên, nắm bắt, dân vận, bằng cách nào đó cùng đơn vị thu hút số thanh niên của địa phương hăng hái tham gia vào những hoạt động chung, hoạt động cộng đồng mà lâu nay bị sao nhãng, khó tổ chức. Khanh Cún cho rằng, phải bắt đầu từ việc tìm hiểu, tôn trọng những phong tục tập quán của người Mường, từ bày mâm lá chuối trong giao lưu ăn uống, quây quần luyện hát dân ca, dân vũ dân tộc, đối thoại khi có khách, người lạ ở trong nhà, ngôn ngữ giao thoa Kinh – Mường…. Đúng là những phẩm chất Cún tham chiếu theo “tiêu chí” mà những học viên phát hiện, cập nhật cũng có phần hữu dụng thật, nó dẫn dắt đến sự gần gũi, thân mật, dễ đi vào cuộc sống. Nó làm Khanh nhớ lại, hoài niệm lại, hóa thân thành người thân thuộc của gia đình bác chủ nhanh hơn. Thời gian dân vận chẳng nhiều, nhưng Khanh và đơn vị cũng gây dựng được nhiều tình cẩm tốt đẹp trong lòng dân bản.
          Trở lại việc cần làm là vận động thanh niên tham gia hoạt động cộng đồng, công việc chung. Đây vốn là trách nhiệm trước hết của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương, còn phần của học viên là trực tiếp gặp gỡ, thuyết phục. Và thế là, tranh thủ thời gian sau công việc chung, Khanh chủ động tiếp cận với thanh niên của xóm dân vận, những câu chuyện của Cún thời học phổ thông, Cún vào trường học tập, rèn luyện, chuyện giữa Cún và Cún Hoa …đã nhanh chóng khai thông sự đồng cảm, chia sẻ, nồng ấm hương vị quê hương, chất thanh niên, khuy điệu cuộc sống. Từ đồng cảm, thú vị, đến sẻ chia, trong số thanh niên ấy tuy không được đặt tên Cún nhưng “phẩm chất Cún” cũng có đầy, cũng tinh nhạy, có khả năng ứng đáp trước cuộc sống, tinh thần đồng đội…Mỗi người như thấy một phần cuộc sống của mình trong câu chuyện chung. Cứ thế Khanh và  thanh niên dân bản hẹn hò cùng đi lao động chung, làm những công việc mà tổ chức đoàn địa phương đảm trách kết nối, lên kế hoạch để có cơ hội tâm giao.
Sau này khi kết thúc đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận, kinh nghiệm của Khanh Cún tiếp cận, truyền cảm hứng, trách nhiệm cho các đối tượng vận động được nhắc đến vì có hiệu quả cao, nhưng nó đã được nâng lên tầm “khái quát hóa”, là khi đối thoại, vận động cần chân thật, đồng cảm, cần sử dụng thật tốt vốn sống, nó phải là câu chuyện của cuộc sống, chứ không nên theo kiểu hô hào khẩu hiệu tuyên truyền. Chính bởi vậy, có lần Khanh Cún còn cao hứng giảng giải cho cái Thúy trong lần nghỉ hè, vào bộ đội, là học viên sĩ quan, anh vẫn trân quý kỷ niệm thuở học trò, trân quý tên Cún, bởi nó là một phần cuộc sống, mang theo bao ký ức, khắc khoải về gia đình, quê hương, bạn bè, bổ sung hiểu biết về giá trị người anh, người chị, người bạn trong hành trang công tác. Trong quá trình hoàn thiện nhân cách người cán bộ không chỉ có bồi đắp kỹ năng công tác, mà còn cần bồi bổ kỹ năng sống, kỹ năng mềm…Có lẽ con Thúy cũng hiểu, đầu cấp III rồi còn gì, nên khen anh chững chạc, suy nghĩ chín chắn hơn anh trai của mấy đứa bạn, mặc dù anh Khanh cũng mới chỉ học được có hai năm, còn cả một chặng đường dài phía trước. Mới thế, mà giờ đây, Khanh Cún đã đang cùng đồng đội thực hành đợt diễn tập tổng hợp cuối khóa, chuẩn bị đi thực tập tại đơn vị cơ sở rồi.
Có nhiều nguyên do để đi đến định danh diễn tập tổng hợp, nhưng cố nhiên phải hiểu đó là hoạt động có sự tích hợp, kết hợp, đồng bộ hóa các hình thức chiến thuật, bộ bài tập và xử trí tình huống chiến đấu cơ bản cấp phân đội trong thế trận chiến tranh nhân dân, mà nhất là bộ bài tập và xử trí tình huống công tác đảng, công tác chính trị, hiện thực hóa kết quả rèn luyện phẩm cách, năng lực công tác, năng lực ứng xử cuộc sống của đội ngũ học viên. Thời gian tuy không dài, mà chính xác là sự cô đọng, dồn nén, kết tinh quá trình giáo dục đào tạo, rèn luyện. Thế nên diễn tập tổng hợp đã nâng đỡ, mở mang cảm xúc, thậm chí làm bung nở tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng của học viên trong suốt quá trình nhập vai, nhập cuộc.
          Thông thường huấn luyện quân sự, học tập chiến thuật, diễn tập tổng hợp là khoảng thời gian chuyển các hoạt động sinh hoạt, học tập, rèn luyện từ gắn bó với giảng đường, doanh trại tập trung, không gian sống đô thị phồn hoa, văn hóa nhà cao tầng, thiết chế sư phạm nhà trường quân sự sang môi trường thực tế hoạt động quân sự đậm chất dã ngoại, nhiều thực tiễn người lính, được hòa nhập vào không gian của các miền đất trung du khoáng đạt, được trải nghiệm, gần gũi với nhịp sống, cách cảm, cách nghĩ của nhân dân vùng nông thôn thuần phác. Mạch nguồn, hợp phần tình cảm theo đó được khơi dậy, bồi đắp, phong phú, giàu có, sinh động hơn; năng lượng, phong cách ứng xử với cuộc sống được tổng hòa, được cộng hưởng, hàm chứa giá trị văn hóa không chỉ của đô thị văn minh mà còn thấm đẫm nghĩa tình của nông thôn mới.
Những miền đất trung du ấy luôn là niềm hứng khởi, phô bày khát khao đón nhận, khám phá các chiều cạnh thiên nhiên đất nước, con người, thế trận lòng dân  của những chàng học viên căng tràn sức trẻ. Cảm quan về trung du, với họ, luôn song hành với quá trình tiếp thu kiến thức, trui rèn kỹ năng hoạt động quân sự, phát triển, hoàn thiện phẩm chất lãnh đạo, chỉ huy.     
Ở mỗi chặng hành quân, mỗi tình huống tập bài, cứ đến lúc giải lao, nghỉ ngơi, những chàng học viên không khỏi ước ao được ghi lại, lưu lại những hình ảnh đẹp về tình đồng chí đồng đội, tình quân dân cá nước, tình của những người lính  cùng trong khu vực diễn tập …Với Khanh Cún, ước ao được lưu giữ, gửi tặng Cún Hoa những bức hình đẹp về cuộc diễn tập cũng cháy bỏng chẳng kém, bởi trước cuộc diễn tập cả tháng, Hoa đã khích lệ: Cho em xin ảnh nhé, để xem Anh trưởng thành, chững chạc “trong chiến đấu” thế nào, mà chú ý ghi lại thần thái, tâm trạng khi hành quân, khi chỉ huy, quán triệt ấy…. Có ngay ! (Khanh Cún cao hứng). Mà hứa thế thôi, chứ có được những hình ảnh đó đâu phải dễ trong điều kiện phải tuân thủ quy định sử dụng điện thoại thông minh khi hoạt động quân sự.
Trong cái khó ló cái kết nối, Khanh Cún và đồng đội đã được mấy anh Nhà văn hóa, trợ lý chính trị, chỉ huy hứa giúp chuyển cho một số hình ảnh đẹp về cuộc diễn tập này, tuy không có hình “Đặc tả”, “ Tâm điểm” …của bản thân, nhưng cứ có hình chung của đơn vị là tốt lắm rồi. Từ bức hình ấy, cũng như đồng đội, Khanh Cún sẽ thuyết minh cho Hoa về thời gian, hình thái, tính chất của hành động quân sự, hành động chính trị. Và Hoa sẽ thấy “Chất sĩ quan quân đội” thế nào. Chỉ nghĩ đến đấy đã thấy hào hứng rồi! Nhưng chưa hết, Khanh sẽ cho Hoa biết đến miền đất mà Khanh đi qua, tuy còn khá mới mẻ, chỉ qua gần chục ngày làm công tác dân vận và cuộc diễn tập này. Đó là vùng trung du, bán sơn địa, địa hình phổ biến là núi đất thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động và bình nguyên; có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, cảnh sắc đầy thơ mộng. Do có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên nơi đây kinh tế trang trại phát triển theo hướng tập trung, tụ hội nhiều giống cây quý của các địa phương khác. Cũng chính vì thế mà nơi đây có những danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ như hang Trầm, hang Rồng, hang Tằm, núi Vua Bà…Nói thế, để thấy, đất nước này nơi nào cũng đẹp, cũng trữ tình nhưng dù sao cũng không thể có được dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ, không có được truyền thuyết Thạch tướng quân, chùa Bổ Đà, Bồng Thượng Đẳng tướng quân …gắn với dãy núi Phượng Hoàng, Di sản Cây Xanh cổ thụ ở Trung Sơn, lạch nước ngầm trên đỉnh núi Con Voi huyền thoại…Nơi cô giáo Hoa tương lai đã ghi lưu bút cho Khanh khi đôi bạn nói về văn học “…Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông Vonga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở lên lòng yêu Tổ quốc” (Nhà văn Xô viết Ilia Erenbua). Tâm tình này nhất định sẽ đến với Hoa. Khanh Cún phơi phới niềm tin.

                                                                     Hòa Bình, Tháng 12/2017
           
         

           






[1] Phó Chủ nhiệm Chính trị

0 nhận xét:

Đăng nhận xét