Những ngày gần đây, khi trả lời phỏng vấn một số đài báo nước ngoài như RFA, RFI, Người Việt olnie.., một số người nói rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 là chiến tranh giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc, gây lẫn lộn trắng- đen, đánh tráo khái niệm, nhằm biện hộ cho cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam.
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019
CẦN NHÌN NHẬN ĐÚNG VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019
CẢM XÚC TRƯỜNG SA
HƯƠNG NGỌC LAN THÀNH CỔ
Phùng Văn Lập
Xin được đặt tên cho bài cảm nghĩ này trùng
với tên bài thơ Hương Ngọc lan Thành cổ của đồng chí Trung tướng Phạm Quốc
Trung, bởi như lời tựa của Website Nhà trường, đó là sự quan tâm đặc biệt, sự
sẻ chia, đồng cảm và truyền lửa, là cảm tác thay cho lời tri ân, sự ghi nhận và
tôn vinh các cô giáo mặc áo lính của Trường Đại học Chính trị nhân kỷ niệm Ngày
Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Hiệu trưởng Nhà
trường.
HỒN ĐẤT THIÊNG ĐẾN TRƯỜNG SA
PHẠM QUỐC TRUNG
Sĩ quan Chính trị xin tặng
Trường Sa
Hộp
đất
thiêng ngôi trường Thành cổ
Gửi theo đây hồn Thơ Thần bất
hủ
Từ phòng tuyến xưa Như
Nguyệt, Sông Cầu
10 NĂM - MỘT DẤU SON
PHẠM NGỌC BÌNH
10 năm ấy - Một
chặng đường!
Thời
gian nhuộm sắc tóc pha sương
Tên đất, tên người thành nỗi nhớ
Tên đất, tên người thành nỗi nhớ
Nghĩa
thầy, tình đồng đội mãi thân thương!
CHÀO CỜ Ở ĐẢO NAM YẾT
PHÙNG VĂN
THIẾT
Đi dọc chiều dài đất nước
Hành quân vượt biển mấy
ngày
Cả Đoàn hội quân: Nam Yết
Chào cờ ở giữa trùng khơi!
GIỌT YÊU THƯƠNG
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Giọt…giọt mồ hôi
lăn
tròn trên má anh
lung linh trong mắt em, để thành bao nỗi nhớ
Giọt…giọt mồ hôi
ướt
đầm lưng áo bạc
bâng khuâng trong lòng em, đảo xa bỗng rất gần.
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019
HƯƠNG NGỌC LAN THÀNH CỔ
Phùng Văn Lập
Xin được đặt tên cho bài cảm nghĩ này trùng với tên
bài thơ Hương Ngọc lan Thành cổ của đồng chí Trung tướng Phạm Quốc Trung, bởi
như lời tựa của Website Nhà trường, đó là sự quan tâm đặc biệt, sự sẻ chia,
đồng cảm và truyền lửa, là cảm tác thay cho lời tri ân, sự ghi nhận và tôn vinh
các cô giáo mặc áo lính của Trường Đại học Chính trị nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ
Việt Nam 20/10 và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Hiệu trưởng Nhà trường.
Đến với những vần thơ Hương Ngọc
lan Thành cổ, người đọc sẽ cảm nhận được cảnh sắc cổ kính, nên thơ, xanh mát,
nhân văn. Dẫu chỉ là những nét chấm phá, điểm nhãn giàu chất biểu tượng “Cây xanh quanh năm bóng tỏa”, “Cổng vòm cổ
kính”, “Giảng đường đầy ắp ý thơ”…
cũng đủ sức gợi cảm, khuấy động tình đất, tình người. Tâm tưởng của người đọc
được khơi dậy, liên tưởng tới miền tình
cảm trước “cây đa, giếng nước”, dòng sông quê hương “mở nước vào dạ ”, và suy
ngẫm “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” …Nhưng chưa
thấy Ngọc lan đâu!? dù bài thơ là Hương Ngọc lan Thành cổ…
TẢN MẠN TRUNG DU
Ghi chép
Phân đội hành tiến vào trận địa tiến công,
chỉ ít giờ nữa là trận đánh bắt đầu…Trận đánh then chốt của đợt diễn tập cuối
khóa.
Học viên Khanh nghĩ: Kể ra ở bộ phận súng
phòng không, tuy có vất vả nhưng cũng có cái hay, cũng vẫn tiểu liên, quân
trang, quân dụng chiến đấu, nhưng được cái luôn ở thế trên cao, gần chỉ huy,
nên nắm bắt, quan sát rõ hình thái chiến thuật, như ở điểm cao này chẳng hạn. Tuy
vậy, nhưng cũng mịt mờ lắm, mới chỉ hơn ba giờ sáng chứ mấy. Nơi đây không khác
địa hình mấy huyện trung du Bắc Giang, cũng toàn rừng tái sinh (gọi thế thôi chắc
không phải, vì “chính quy” ngay ngắn thẳng hàng, cùng loại cây lắm !), xen
lẫn trồng mới, cũng có nhiều khoảnh cây lúp xúp, bãi sắn…có chăng nơi này còn
nhiều sim, mua hơn thôi.
Gần nhà xa ngõ, ở miền đất trung du này, các
thầy chiến thuật chọn đường cơ động chuẩn thật, vừa đủ cự ly hành quân cơ động,
vừa có địa hình “trèo đèo lội suối” để thử thách, sát thực tế, rèn luyện thể lực,
ý chí hoàn thành nhiệm vụ… và lại còn liên hoàn với các cung chặng và tình huống
chiến đấu nữa chứ.