Pages

TRANG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Từ một tác phẩm, hiểu thêm tấm lòng “thi tướng” Phạm Quốc Trung

BÀI VIẾT KỶ NIỆM 40 NĂM  THÀNH LẬP TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ:


Có người từng nói, đại ý: Xưa nay, phàm những người yêu thơ, thích thơ, say đắm với “nàng thơ” thường là những người có đời sống nội tâm sâu sắc, yêu thương con người, nặng lòng với nhân tình thế thái. Bởi thơ là tiếng lòng của người trong cuộc. Tiếng lòng ấy càng nồng ấm, ngọt ngào, sâu sắc bao nhiêu thì bài thơ càng dễ nhận được sự chia sẻ của bạn đọc bấy nhiêu. Tác giả Phạm Quốc Trung làm thơ không nhiều. Anh cũng không dám nhận mình là nhà thơ, mà chỉ là người yêu thơ. Và trong những lúc lắng lòng nhất, xúc động nhất, anh đã cảm tác được một số bài thơ về tình đồng chí, đồng đội rất dễ “neo” vào tâm hồn người đọc, “40 mùa chim xây tổ” là một trong số những bài thơ như thế.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

ĐỔI THAY Ở TRƯỜNG SỸ QUAN CHÍNH TRỊ

Mới đấy mà đã ba năm kể từ ngày tôi được cấp trên điều động về Trường sỹ quan Chính trị nhận công tác (30/12/2012-30/12/2015). Ba năm là khoảng thời gian ngắn ngủi so với bề dày truyền thống 40 năm xây dựng, giáo dục- đào tạo, huấn luyện, chiến đấu và trưởng thành của Nhà trường nhưng cũng là khoảng thời gian quí giá đầy ấn tượng đối với mỗi người bởi được chứng kiến những đổi thay mạnh mẽ có tính đột phá của Nhà trường, đưa Nhà trường từng bước hòa nhập với sự phát triển chung của các cơ sở giáo dục- đào tạo trong cả nước.

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

40 MÙA CHIM XÂY TỔ

 (Tặng mái trường tuổi 40)
Tác giả: Trung tướng, PGS, TS Phạm Quốc Trung
 Hiệu trưởng Trường Đại học Chính trị.

Màu thời gian thấm đậm lớp rêu phong
Đẹp nguyên sơ mái trường Thành Cổ
Cây phượng già đã bao mùa hoa đỏ
Tiễn vạn bước chân đi bốn phương trời.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

NHỮNG NGÀY HÈ KHÔNG QUÊN

BBT: Mặc dù công việc rất bận, song Trung tướng, PGS, TS Phạm Quốc Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Chính trị vẫn thường xuyên quan tâm, theo dõi, chỉ đạo, động viên lực lượng học viên của Nhà trường đang kiên trì, nỗ lực luyện tập diễu binh phục vụ ngày đại lễ chào mừng Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Đồng chí Hiệu trưởng đã sáng tác bài thơ “Những ngày hè không quên” tặng riêng cho lực lượng học viên làm nhiệm vụ A70. Website Nhà trường trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
                                            Thân tặng các học viên A70

ĐẾN VỚI MỘT BÀI THƠ HAY

Ngày 29 tháng 6 năm 2015, Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, một trong những đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã từ trần, hưởng thọ 91 tuổi. Ông là tác giả của nhiều ca khúc bất hủ, sống mãi với thời gian như: Hành khúc ngày và đêm, Những ánh sao đêm, Thơ tình cuối mùa thu,...
Thơ tình cuối mùa thu là sáng tác phổ thơ bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Mỗi khi giai điệu của ca khúc cất lên, người ta như tưởng thấy một mùa thu dìu dịu, buồn buồn, lãng đãng hiển hiện xung quanh mình dù đang giữa những ngày hè nóng đổ lửa, hay giữa những ngày đông rét căm. Ca khúc thì hầu hết chúng ta từng nghe, từng thưởng thức; nhưng văn bản gốc bài thơ của nữ sĩ tài hoa bạc mệnh ấy thì không phải ai cũng để ý. Trang Thông tin Văn học nghệ thuật Trường Sĩ quan Chính trị xin giới thiệu với bạn đọc bài thơ này.
Có một điểm rất đáng lưu ý trong bài thơ mà rất nhiều người bị nhầm lẫn. Đó là ở khổ thơ: " Cuối trời mây trăng bay/Lá vàng thưa thớt quá/ Phải chăng lá về rừng/Mùa thu đi cùng lá/Mùa thu ra biển cả/Theo dòng nước mênh mang/Mùa thu vào hoa cúc..." , rất nhiều người đã đọc thành "mùa thu vàng hoa cúc". Khi bài thơ được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, cũng có nhiều ca sĩ nổi tiếng đã hát thành "mùa thu vàng hoa cúc", nên chính nhạc sĩ nhắc họ cần hát cho đúng từ dùng của bài thơ. Chúng ta thấy, rõ ràng, nếu chỉ là "mùa thu vàng hoa cúc" thì câu thơ thường quá. Mùa thu nào chẳng bạt ngàn hoa cúc vàng. Nhưng Xuân Quỳnh của chúng ta không thường như vậy. Chị dùng ba từ "mùa thu" ở trong khổ thơ, song hai từ đầu là mùa thu-danh từ, còn từ thứ ba là "mùa thu vào", chữ thu đã trở thành nội động từ. Và đấy mới chính là sự tinh tế của câu thơ, khiến cho cả khổ thơ trở nên lung linh...
Mời các bạn cùng thưởng thức bài thơ:

THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU
                  Xuân Quỳnh 
Cuối trời mây trắng bay 
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng  
Mùa thu đi cùng lá 
Mùa thu ra biển cả 
Theo dòng nước mênh mang 
Mùa thu vào hoa cúc 
Chỉ còn anh và em 

Chỉ còn anh và em 
Là của mùa thu cũ 
Chợt làn gió heo may 
Thổi về xao động cả: 
Lối đi quen bỗng lạ 
Cỏ lật theo chiều mây 
Đêm về sương ướt má 
Hơi lạnh qua bàn tay 

Tình ta như hàng cây 
Đã qua mùa gió bão 
Tình ta như dòng sông 
Đã yên ngày thác lũ 

Thời gian như là gió 
Mùa đi cùng tháng năm 
Tuổi theo mùa đi mãi 
Chỉ còn anh và em 

Chỉ còn anh và em 
Cùng tình yêu ở lại... 
- Kìa bao người yêu mới 
Đi qua cùng heo may
Nguồn: Tự hát, Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, 1984

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

BA MƯƠI NĂM - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG THEO ĐẢNG

Thấm thoắt đã 30 năm kể từ ngày tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam (18/4/1985-18/4/2015),từ một thanh niên vừa rời ghế nhà trường (tháng 7/1981), tham gia công tác Đoàn tại địa phương một thời gian ngắn, tháng 2/1982, tôi lên đường nhập ngũ. Lúc mới vào bộ đội, tôi chỉ tâm niệm một điều: "phục vụ quân đội lâu dài hay không thì chưa biết, nhưng dứt khoát khi trở về, minh phải là đảng viên". Nghĩ vậy nên tôi ra sức phấn đấu. Tháng 12/ 1982, sau khi tốt nghiệp lớp đào tạo khẩu đội trưởng, tôi được cấp trên điều về sư đoàn 350 Quân khu 3 công tác và đến tháng 4/1983, lại được cử về Trường Văn hóa Quân khu ôn thi vào các học viện, trường sỹ quan trong quân đội. Trúng tuyển vào Trường sỹ quan Pháo binh với số điểm 19 điểm ( lúc đó Trường Sỹ quan Pháo Binh lấy điểm chuẩn 14 điểm), tôi miệt mài học tập, rèn luyện và thường xuyên đạt kết quả khá trở lên. Học hết năm thứ nhất, sang đầu năm thứ 2, tôi được đưa vào diện đối tượng  bồi dưỡng kết nạp Đảng trong quí 2 của năm 1985. Thời gian này, tôi tích cực học tập, rèn luyện và đều đạt kết quả khá, giỏi

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

NƠI ẤY, CHÚNG TÔI TRƯỞNG THÀNH

Tốt nghiệp lớp bồi dưỡng thông tin viên, cộng tác viên do Cục Chính trị Quân khu 2 phối hợp với Báo Quân đội nhân dân tổ chức, về đơn vị một thời gian ngắn, tháng 8 năm 1995, tôi được trên điều về Báo Quân khu 2 công tác. Lúc này báo Quân khu có anh Vũ Viết Xô, Trưởng ban biên tập, anh Phùng Kim Lân, Phóng viên vừa mới đi ôn thi vào Phân viện Báo chí - tuyên truyền, nay là Học viện Báo chí- tuyên truyền, đang chờ gọi về trường nhập học, anh Minh Trường, phóng viên ảnh, anh Vũ Hậu, phóng viên viết kiêm chụp ảnh và anh Ngô Quang Bách, nhân viên trị sự. Sau này lần lượt các anh Nguyễn Quang Chung, Ngô Văn Hùng, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Anh Tuấn, Mè Quang Thắng lần lượt về Báo. Trụ sở của Báo lúc tôi mới về  là căn nhà gỗ 3 gian tường trát si, đầu hồi nhìn sang nhà ở của Thủ trưởng Cục hậu cần. Sau này dồn dịch, Báo tiếp quản hai căn nhà cấp 4, nằm đằng sau dãy nhà ở của Ban Chính trị nội bộ cục Chính trị, nhìn lên khu bể nước, nơi phục vụ sinh hoạt chung của các cơ quan trong cục. Năm 1997, Báo lại chuyển sang khu nhà 3 tầng và cuối năm 2004 đầu năm 2005 thì chuyển đến vị trí như hiện nay.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

VỚI ĐẢNG – MỘT NIỀM TIN

Xuân Ất mùi 2015-La Quang Mão
Mới đấy mà đã 85 năm kể từ ngày Đảng cộng sản Việt nam ra đời 3-2-1930- 3-2-2015. Gần một thế kỷ trôi qua, chèo lái đưa con thuyền cách mạng Việt Nam từ chỗ đất nước " đen tối như không có đường ra", nay trở thành quốc gia đang trên đà phát triển, có nền công nghiệp, nông nghiệp tương đối hiện đại, có quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

NGÀY ẤY CHƯA XA

      Tác giả: Nguyễn Hữu Nghị
        Khoa Văn hóa Ngoại ngữ
 Với kinh nghiệm gần 20 năm làm công tác giảng dạy, khoác trên mình bộ quân phục, tôi luôn tự hào mình là “thầy giáo – chiến sĩ”, bây giờ đã được coi là “lão làng” trong con mắt các giảng viên trẻ của Khoa Văn hóa Ngoại ngữ. Ấy vậy mà mỗi lần ngồi phía cuối lớp dự giờ, kiểm tra giảng những tiết lên lớp đầu tiên của các giảng viên trẻ mới về Khoa công tác, trong lòng tôi vẫn dấy lên cảm xúc bồi hồi, khó tả. Dường như khi tôi lắng nghe, chăm chú theo dõi những gương mặt tươi trẻ căng tràn nhiệt huyết ấy, tôi lại bắt gặp hình ảnh của chính mình gần 20 năm về trước của một kỷ niệm luôn sống mãi trong tôi: buổi lên lớp đầu tiên trước đối tượng học viên hoàn thiện cao đẳng 18 tháng những năm 1996- 1998.
       Tốt nghiệp Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1995, đáng lí ra tôi phải là thầy giáo

Tiếp Bước

Trịnh Trọng Tuân
 Kính tặng chú Đỗ Xuân Cường 
Chú Đỗ Xuân Cường là chiến sĩ dũng cảm đã trình bày phương án và tham gia “mở đường máu” tại trận quyết chiến Phước Yên của K8 vào tháng 4/1968. K8 ngày đó tức Trung đoàn BB38 ngày nay. 
Bài thơ được viết để tặng chú Cường cùng những người lính trở lại thăm Trung đoàn nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Trung đoàn BB38 “Đoàn Gio An anh hùng” (20/9/1954 – 20/9/2014).

KỶ NIỆM VỀ MỘT HỘI THI

Tác giả:  Nguyễn Hữu Nghị 
Khoa Văn hóa Ngoại ngữ
 Ai trong mỗi chúng ta cũng mang trong mình những kỷ niệm, hoài bão khó phôi phai trong cuộc đời. Tôi cũng đã có ngót 20 năm quân ngũ, kỷ niệm khó quên nhất, ấn tượng nhất có lẽ là: “Hội thi Giáo viên giỏi toàn quân các học viện, nhà trường đào tạo bậc đại học năm 2001” được tổ chức tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 với biết bao niềm vui, sự luyến tiếc cứ đan xen vào nhau để rồi mỗi khi nhớ lại, như vừa mới hôm qua.

Ký ức

* Ngô Xuân Trường- Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ     
         Nhân vật: 
- Đại tá Hoài: Bí thư chi bộ- phó Chủ nhiệm khoa
- Thiếu tá Niệm: Tổ trưởng đảng - Chủ nhiệm bộ môn
- 2 Học viên: Nhớ - Thương
 (Tại phòng làm việc của bộ môn vào ngày nghỉ, không gian im lặng), (cảnh trí: có bàn ghế, ấm chén, phích, có bàn làm việc trên bàn có vài quyển vở).

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU VÀ TÔI

NGUYỄN VĂN HOAN[*]
Sau 4 năm học tập dưới mái trường Sĩ quan Chính trị với biết bao kỷ niệm vui, buồn, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những tình cảm ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành. Khoảng thời gian ấy tuy không dài so với một đời người, nhưng cũng đủ để in dấu vào lòng mỗi học viên những bài học về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, những bài học thực tiễn về người lính; về cuộc sống thật sâu sắc và đáng quý.

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

NGUYỄN THỊ HUYỀN[*]
Là cán bộ của Công đoàn cơ sở Ban Thông tin khoa học quân sự - Trường Sĩ quan Chính trị. Mặc dù mới sinh hoạt công đoàn được 5 năm, từ 2009 - 2013, nhưng qua tìm hiểu về truyền thống, lịch sử Phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam, công đoàn quân đội, tôi thực sự cảm thấy vô cùng tự hào và biết ơn lớp lớp thế hệ các mẹ, các anh, các chị trong tổ chức công đoàn đã góp phần to lớn vào sự thành công của cách mạng Việt Nam, đem lại cuộc sống tự do, hòa bình cho thế hệ thanh niên chúng tôi hiện nay. Tổ chức công đoàn với các phong trào thi đua như: phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào “5 nhất, 3 không”; các hội thi, hội thao, văn hóa, văn nghệ... đã góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn quân, xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

TÌNH NGƯỜI THÀNH CỔ BẮC NINH



BÙI ĐỨC LONG[1]

Những cơn gió heo may đầu mùa khiến tiết trời đêm nay se lạnh, có lẽ trời đã chuyển hẳn sang thu. Tôi đang đứng gác giữa màn đêm, không gian yên tĩnh quá, dường như mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, đâu đó chỉ còn tiếng lá cây xào xạc, tiếng lốp bốp của những trái bàng rơi. Không gian này dường như trái ngược hẳn với sự náo nhiệt, khẩn trương, nghiêm túc trong hoạt động ban ngày của một nhà trường quân sự. Vậy là tôi đã ở đây, là học viên của Trường Đại học Chính trị tám tháng rồi, gần một học kỳ đã trôi qua với bao kỷ niệm trong sinh hoạt, học tập và rèn luyện, vui có, buồn cũng có nhưng có lẽ đọng lại nhiều nhất trong tôi vẫn là những kỷ niệm về tình người nơi đây.

TÌM HIỂU VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI THÀY QUA CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM



Trong kho tàng văn học Việt nam, ca dao, tục ngữ luôn được tồn tại, gắn liền với đời sống nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi ca dao, tục ngữ là tiếng nói chứa đựng những suy nghĩ, nơi kết tinh, lắng đọng những tâm tư, tình cảm cùng những kinh nghiệm quý báu với muôn màu sắc trong đời sống xã hội của nhân dân. Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ Việt nam, ta còn bắt gặp hình ảnh người thày giáo với bao vẻ đẹp thật đáng tự hào và trân trọng.                                                                                            

ẤM ÁP NHƯ MỘT GIA ĐÌNH



TRIỆU THU THỦY[*]

Mỗi người phụ nữ đều mong chờ đến ngày 8/3 (Ngày Quốc tế phụ nữ) để nhận được những lời chúc tốt đẹp nhất, những món quà đầy ý nghĩa từ người thân và bạn bè của mình. Đối với những giảng viên nữ của Trường Đại học Chính trị - một môi trường đa số là nam giới, thì ngày 8/3 càng trở nên có ý nghĩa. Đây là cơ hội mà các chú, các anh bày tỏ sự quan tâm đến đồng nghiệp của mình. Riêng với tôi, ngày 8/3 đầu tiên tại Ngôi trường thân yêu này đã để lại ấn tượng sâu sắc, một kỷ niệm không thể nào quên. Không phải vì nhiều hoa, nhiều quà, nhiều lời chúc mà là tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ giữa đồng chí, đồng đội ấm áp như một gia đình.

TIỂU ĐOÀN TRAI BẢN

                                                   Kịch bản phóng sự -  PHÙNG VĂN LẬP[*]

1. Nói đến mền núi, vùng sâu, vùng xa, bên giới, chúng ta thường nghĩ đến địa bàn chiến lược của Tổ quốc, vùng hẻo lánh, khó khăn; nơi có bản lảng của đồng bào các dân tộc ít người sinh sống, nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử, ở vị trí tiền tiêu, phên dậu của Tổ quốc, tinh thần yêu nước, cần cù lao động, dũng cảm hy sinh, xả thân vì Nước trong chống ngoại xâm của đồng bào dân tộc ít người luôn được khơi dậy, vun đắp, phát huy trong thế trận cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc của dân tộc
Chủ trương, chính sách dân tộc hướng đến xây dựng tinh thần “Bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới luôn được quan tâm, chú trọng.

QUAN HỌ ÁO XANH


TRẦN VĂN HUẤN[*]

Những ai đã từng học tập, công tác tại Trường Sĩ quan Chính trị, đều được nghe đôi làn Quan họ, được thẩm thấu văn hóa xứ Kinh Bắc nhân văn và thơ mộng. Văn hoá Quan họ nói chung, dân ca Quan họ nói riêng đều thẩm thấu, hiện diện trong tâm hồn, tình cảm, trở thành nét riêng có ở những thế hệ chính trị viên được đào tạo tại Trường.
DUYÊN QUAN HỌ
          Học viên Trường Sĩ quan Chính trị tụ hội từ các địa phương trong cả nước. Khi về trường học tập, mỗi người ở một vùng văn hóa khác nhau, nhưng họ đều gặp nhau ở “sự tình cờ” với dân ca Quan họ. Có người chưa từng nghe, từng biết đến Quan họ, cũng có người biết bập bõm về loại hình nghệ thuật đã được UNESSCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại này. Thông qua quá trình học tập, rèn luyện, được giao lưu, kết nghĩa, trực tiếp tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận - hè tình nguyện, các làn điệu dân ca Quan họ trữ tình, phong tục, tập quán và văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân Kinh Bắc cứ từng bước, tự nhiên thâm nhập, ngấm dần trong họ. Với mỗi học viên, Văn hóa Quan họ, người dân Quan họ và vùng đất Kinh Bắc bỗng "hóa tâm hồn" trở nên thân thương lạ kỳ, trở thành quê hương thứ hai khó phai mờ. Âu đó cũng là cái duyên, cái tình sâu sắc của người Quan họ trong cách cảm, cách nghĩ.

CHINH PHỤC ĐỈNH VINH QUANG


                                                                 Hồi ức - N.V.H  [*]

Trái đất cứ quay tròn và thời gian cứ dần trôi đi. Từng ngày, từng giờ mỗi con người với bao công việc bộn bề cuốn theo vòng tròn không bao giờ quay lại của thời gian. Có những phút giây mãi mãi khắc ghi và luôn đi theo ta suốt cuộc đời, để lại những điểm nhấn, những dấu son sáng ngời trên bước đường mà chúng ta đã đi.
          Đã 5 năm trôi qua, vậy mà vinh quang của ngày chiến thắng hôm nào vẫn luôn hiện hữu trong tôi. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ của Đội tuyển Olympic Trường Sĩ quan Chính trị khi đăng quang ngôi Vô địch trong Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh toàn quân lần thứ V, năm 2009.
          Thật may mắn và vinh dự cho tôi được là một thành viên của Đội tuyển, tôi đã được theo dõi, tham gia suốt quá trình thành lập, ôn luyện công phu, vất vả. Và đặc biệt là quá trình “Chinh phục đỉnh vinh quang” với những trận đấu trí căng thẳng, đầy kịch tính, có khi hồi hộp đến nghẹt thở. Đó cũng là những niềm vui, niềm tự hào của mỗi thành viên khi chiến thắng.

HIỂU LẦM

Tiểu phẩm - NGÔ XUÂN TRƯỜNG[*]

Cảnh 1. Tại phòng ở học viên vào một buổi chiều giờ tự học, (có một bàn, 3 ghế, trên bàn có một số quyển sách). Hải đang ngồi ôn tập môn Tiếng Anh ngày mai thi, Minh bước vào.
Minh: Này! cậu làm gì mà suốt ngày ngồi "tụng kinh, niệm phật" thế. Chẳng lẽ bên Tây họ cũng "tụng kinh, niệm phật" à? Làm việc khoa học là phải biết nghỉ ngơi; phải biết "thư giãn" cho thoải mái, ngồi một chỗ như cậu nó chai lì đấy, không ăn đâu.
Hải: Cậu đi đâu về đấy? mai thi môn Tiếng Anh rồi mà chưa ôn xong, thì thi thế nào được.
Minh: Cậu không biết gì à?
Hải: Biết gì cơ?
Minh: Này! cậu thực sự không biết hay "cố tình" không biết?
Hải: Nhưng mà về chuyện gì?
Minh: (Chỉ tay lên phía Nhà Tiểu đoàn) Này! nhìn thấy không? các sếp đang bận họp bàn kế hoạch tham gia hoạt động kỷ niệm 5 năm Ngày tái thành lập Trường mà cậu vẫn ngồi đây à.
Hải: Thì sao?
Minh:  Biết ngay mà! đúng là gà công nghiệp chính hãng. Ngốc lắm em ạ! cuộc sống là phải biết "chớp thời cơ", chứ suốt ngày ngồi trong bốn bức tường em, định tu mình thành gà công nghiệp thật à? Như anh đây này, tuần nào chẳng ra ngoài vài ba lần có ai biết đâu. Cứ ngồi đây "tụng kinh, gõ mõ" thì nên học thêm mấy câu "Nam mô a di đà phật" cho đủ bài.

CÁI KẾT CÓ HẬU

                                                      Truyện ký - ĐẶNG DUY THÁI[*]

Tháng 3 năm 1997, tôi từ Trợ lý Chính trị Hệ 2 (Chuyển loại sĩ quan) về làm Phó Đại đội trưởng chính trị Đại đội 3, Tiểu đoàn 5, Học viện Chính trị-Quân sự (nay thuộc Đại học Chính trị). Năm 1999, kết thúc khóa học, các học viên tốt nghiệp ra trường, nhận công tác, tôi tiếp tục nhận khóa mới, sau đó được đi học và khi tốt nghiệp Học viện Chính trị, lại tiếp tục làm đại đội trưởng quản lý học viên, thời gian cuốn mình vào công việc, nhiệm vụ. Sẽ không có dịp để ôn lại và nhớ về những kỷ niệm, về những học viên của mình nếu như Việt không xuất hiện tại phòng làm việc của tôi. Hôm ấy, vào chiều thứ Bảy, vừa triển khai nhiệm vụ cho tổ phương pháp xong, định ra sân chơi bóng chuyền cùng học viên thì Việt “Mượt” đột ngột xuất hiện. Tôi rất bất ngờ vì Việt công tác tại Tây Nguyên, sao lại … ở đây vào lúc này? Song, bất ngờ hơn là chiếc thiệp hồng Việt đưa cho tôi. Việt bảo: Em về quê đợt này cưới vợ, em ghé vào thăm và mời anh về dự đám cưới. Vợ ở Lạng Giang à? Cô ấy làm nghề gì? - Tôi hỏi
- Anh có nhớ cô bé Thủy không? Thủy con bố Toan ở Hữu Chấp ấy? - Việt cười.
Phải lục lại trí nhớ, tôi mới: “À...Thủy lém, cô bé cho anh em mình ăn “quả lừa” chứ gì?”.
- Còn ai nữa, vợ sắp cưới của em đấy. Việt tỏ vẻ tự hào, khẳng định. Tưởng hai đứa đã chia tay nhau từ hồi ra trường rồi cơ mà? - Tôi hỏi.
Như đọc được những băn khoăn và vẻ ngạc nhiên của tôi, Việt cười và nói: “Rồi em sẽ kể cho anh nghe...”.
Ngược thời gian 4 năm trước, khi đó tôi là Phó Đại đội trưởng chính trị Đại đội 3, Tiểu đoàn 5. Mùa hè năm 1997, Tiểu đoàn 5 được phân công làm công tác dân vận ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong, TP Bắc Ninh. Đơn vị tôi đóng quân tại thôn Hữu Chấp. Với phương châm ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng lao động) với nhân dân địa phương. Việt được phân công về sinh hoạt với gia đình chú Toan, Dũng “Diềm” ở cùng với tôi - Chỉ huy đại đội tại nhà bác Sử. Tôi đưa Dũng, Việt đi trước để “trinh sát địa bàn” - nắm các gia đình để khi đơn vị đến thì dẫn các học viên vào các nhà theo phân công. Ba anh em còn đang ngó nghiêng ở đầu xóm để hỏi thăm, bất chợt gặp một tốp các cô gái vừa đi vừa trò chuyện rất rôm rả. Nhìn thấy chúng tôi, các cô vừa hát vừa trêu: “Lúc còn thơ ngắm nhìn anh bộ đội, thấy ngôi sao sáng ngời... em thích lắm... ba anh bộ đội ơi!”. Tôi, Dũng và Việt đều đỏ mặt, chưa kịp phản ứng gì thì một cô trong tốp có dáng dỏng cao, ánh mắt đen nhánh ấn tượng, hai bím tóc ngang vai cứ lắc lắc thật ngộ nghĩnh bước ra: “Các anh về “dân vận” nhà ai đấy ạ?”. “À... à... tôi hỏi nhà chú Toan và bác Sử...” - Việt lúng túng. Cả mấy cô gái cùng nhìn nhau và cười to, càng làm chúng tôi bối rối. Cô gái tỏ vẻ nghiêm túc nhưng vẫn không che nổi nụ cười tủm tỉm khi chỉ nhà cho chúng tôi. Tôi, Dũng và Việt hăm hở bước vào nhà theo sự chỉ dẫn. Nhưng ngay sau đó, một lần nữa chúng tôi lại phải đỏ mặt vì... nhầm nhà!
Khi tôi đem chuyện này nói với bác Sử, Bác khẽ bảo: “Chắc là cái Thủy con nhà Toan. Nó là đứa lém lỉnh, học giỏi có tiếng ở vùng này đấy, nhưng khổ nỗi nhà khó khăn quá. Nghe đâu nó phải bỏ dở cấp ba...”.
Hôm sau, trong buổi quân dân cùng vệ sinh xóm ngõ, khi đi đôn đốc, kiểm tra đơn vị, tôi nhận ra Việt đang đứng cạnh cô gái bữa trước. Vẫn ánh mắt và bím tóc kia nhưng hôm nay sao thấy cô có vẻ buồn buồn. Việt kéo tôi ra một chỗ nói nhỏ: “Báo cáo anh, tối qua cả nhà ngồi uống nước, em vô tình hỏi chuyện học hành của Thủy, cô ấy chẳng nói gì mà chỉ ôm mặt khóc. Chú Toan nói như khẳng định: “Con gái học nhiều làm gì, chỉ cần biết chữ là được rồi. Học cao cuối cùng có khi lại về quê lấy chồng như ai. Hay lại như con ông Bình xóm trên ấy, bốn năm đại học tốn biết bao nhiêu tiền của, bây giờ vẫn chưa xin được việc, mà... tuổi ấy ở quê là nhỡ nhàng rồi đấy...”. Cô Toan thì thở dài: “Khổ thân con bé, học hành cũng khá, thầy cô, bạn bè quý mến lắm, nhưng nó còn những ba em nhỏ, nhà trông vào mấy sào ruộng, mà bây giờ học hành đóng góp nhiều quá. Nó muốn học lắm, tuần này phải ở nhà, cứ ai nói động đến việc học là khóc...”. Việt trầm ngâm rồi đề nghị với tôi: “Có lẽ đơn vị mình phải làm gì để giúp cô ấy, anh ạ”. Suy nghĩ một hồi, tôi gật đầu đồng ý và gợi ý cho Việt...
Tối đó, tại nhà Thủy, bên ấm chè xanh với sự có mặt của Tôi, Anh Phê (Trưởng thôn) cùng với Tiến “nhà báo”, Dũng, Năng và Diêm Thành, chuyện nổ như ngô rang với nhiều chủ đề, thế rồi chuyển sang chủ đề về việc học của Thủy một cách tự nhiên. Được sự phân tích chân tình, ngọn ngành của mọi người, cô chú Toan cũng đã xiêu xiêu... Mấy hôm sau, thầy Hiệu trưởng, cô Chủ nhiệm, rồi bạn bè cùng lớp tới thuyết phục gia đình và động viên Thủy tới trường. Cô chú Toan xúc động lắm… và Thủy lại được tiếp tục đến trường.
Nửa tháng dân vận trôi qua thật mau, bao nhiêu việc làm, tình cảm để lại trong lòng bà con nhân dân. Sáng Chủ nhật, Tôi đi chào tạm biệt, cảm ơn các gia đình. Trước khi hành quân về Trường, tôi tập trung đơn vị tại Sân kho Hợp tác xã, rất đông bà con, học sinh, thanh niên nam nữ có cả…ra tiễn chúng tôi; nhớ mãi những tình cảm nồng hậu mà bà con đã dành cho, nhiều người mắt đỏ hoe... Đồng chí Trưởng thôn thay mặt cho nhân dân phát biểu cảm tưởng, cảm ơn Nhà trường và đơn vị …Tôi thấy Thủy đứng cạnh Việt thật lâu mà chẳng nói được gì. Họ trao nhau cặp mắt long lanh, vương vấn…
Những ngày tháng sau đó, Việt và Thủy thường xuyên thư từ cho nhau. Thủy thì kể về sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè, rồi động lực vươn lên vượt khó và những ước muốn trong tương lai. Còn Việt thì thổ lộ những ấn tượng ngày họ bên nhau, chuyện nghiệp binh, đời lính...Năm sau, Thủy tốt nghiệp cấp ba, thi đậu vào Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh. Thỉnh thoảng có dịp nghỉ họ lại đến thăm nhau và rồi yêu nhau lúc nào không biết. Tình yêu giúp họ có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. Lúc ấy ai cũng nghĩ không thể có gì chia cắt họ được.
Năm 1999, cả hai đều tốt nghiệp ra trường. Thủy nhận công tác ở gần nhà, còn Việt được phân công vào Binh đoàn Tây Nguyên công tác. Không chỉ tôi mà ai cũng thấy ái ngại cho chuyện của hai người: Việt nhận công tác ở tận Tây Nguyên, quê thì ở Bắc Giang; còn Thủy lại ở Bắc Ninh, quả là bài toán khó! Mấy ngày liền, tôi thấy Việt dằn vặt ghê lắm, Việt đã quyết định nói lời chia tay với Thủy. Chúng tôi khi đó, ai cũng đều nghĩ rằng chỉ còn cách lựa chọn ấy thôi...
Tôi bỗng giật mình và trở về thực tại sau cái cười sảng khoái và rất duyên của Việt. Việt kể: Chuyện cứ như tiểu thuyết ấy, anh nhỉ. Sau đợt khủng hoảng tưởng không thể cứu vãn nổi, nào ngờ trong lúc em đang nghỉ phép ở quê, không biết cách nào mà Thủy về tận nhà em được. Liều thật! Cô ấy khóc và trách em “coi thường cô ấy”, rồi khuyên em nên “nghĩ lại”. Còn nghĩ thế nào được nữa vì em biết mình cũng còn yêu thương cô ấy lắm. Nhận công tác được vài tháng, dịp 22/12 năm ấy, Thủy lại khăn gói lặn lội vào Tây Nguyên thăm em anh ạ, nghĩ cũng tội. Trong chuyến đi ấy, biết được hoàn cảnh tụi em, Thầy Hiệu trưởng Trường cấp hai, đơn vị kết nghĩa thông cảm và đồng ý tiếp nhận Thủy anh ạ. Sau khi làm đám cưới ở quê xong mấy bữa, bọn em tính sẽ vào đó lập nghiệp, gắn bó với núi rừng Tây nguyên. Các cụ hai bên ban đầu cũng ái ngại, lo lắng và có ý can ngăn, nhưng giờ thì thông rồi...anh ạ.
Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của Việt, tôi biết em đang rất hạnh phúc. Lúc chia tay, Việt nắm chắc tay tôi và còn nhắc lại: “Hôm cưới em, nhất định anh phải đưa chị và cháu đến đấy nhé. Anh vừa là chỉ huy, vừa là “nhân chứng sống” trong câu chuyện tình của chúng em. Lúc đó, Anh em mình cùng hàn huyên ôn lại kỷ niệm của những ngày ở Hữu Chấp anh nhé, chắc là Thủy vui lắm đấy, giờ em xin phép về quê kẻo muộn”! Việt đi rồi, lòng tôi thấy vui lây niềm hạnh phúc.





[*] Khoa TLHQS

THỦ TRƯỞNG KHÔNG CƯỜI

                                                          
 Truyện ngắn - NGUYỄN MINH CƯỜNG[*]

- Dậy! Dậy!
Tiếng gọi thẽ thọt lay động đầu màn làm Quốc tỉnh giấc. Hắn càu nhàu:
- Gì thế? Hôm nay tao có gác đâu!
- Có ngửi thấy mùi gì không?
Thắng gí quả chuối ngự chín thơm phức vào mũi hắn. Cái bụng lúc nửa đêm chợt sôi lên.
- Chuối chín rồi à?
- Chín rồi! Mày báo cho anh em a mình về góc giường tao chiến đấu. Nhẹ nhàng thôi! Địch mà biết thì ngày mai lại mỏi tay viết tường trình, kiểm điểm.
          Soạt …soạt. Mấy bóng đen khác vén màn chui ra. Chưa đầy 15 phút sau, buồ

THÊM VÀO HÀNH TRANG


       


Cách đây hơn 10 năm, khi đang là giảng viên Khoa Tâm lý học quân sự, với quân hàm Thượng úy, tôi được Nhà trường cử đi dự nhiệm tại một sư đoàn bộ binh đủ quân làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chức danh Phó Đại đội trưởng về chính trị. Trong suốt một năm giữ cương vị công tác ở môi trường mới, tôi đã gặp không ít khó khăn. Nhưng chính trong khó khăn đó, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm, bài học và cả những kỷ niệm khó quên. Có lẽ, kỷ niệm sâu sắc nhất đó là bài học về thực tiễn xây dựng đoàn kết ở đơn vị cơ sở.
Ngay sau khi mới đặt chân đến đơn vị, đồng chí Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn giao nhiệm vụ cho tôi về công tác ở đại đội không có cán bộ chính trị, yếu nhất trong trung đoàn, cán bộ mất đoàn kết, cần phải tìm cách để nâng lên. Nghe vậy, tôi rất băn khoăn và bắt đầu cảm thấy lo lắng. Buổi tối, sau khi nhận bàn giao theo cương vị chức trách, tôi trằn trọc không sao chợp mắt được bởi tâm trạng rối bời, lo lắng về nhiệm vụ phía trước.

NƠI THẮP LỬA TRÁI TIM



NGUYỄN ĐỨC RINH
                                                    
Đưa em về thăm lại Mái trường xưa
Nơi anh đã một thời gắn bó
Đồng đội anh, bao người ở đó
Học tập, luyện rèn cùng thắp lửa trái tim.

TÂM SỰ NGƯỜI GIẢNG VIÊN

LÊ QUANG THÀ

Những thế hệ giảng viên chúng tôi
Người đầu bạc trắng, người mới đôi mươi
Dẫu giảng đường hay thao trường, bãi tập
Luôn miệt mài chắp cánh  ước mơ

Những thế hệ giảng viên chúng tôi
Không quản ngày đêm, thức cùng giáo án
Bao công trình, luyện niềm tin, ý chí 
Vẫn một lòng xây đắp tương lai

MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU

TRẦN HỮU TRUNG

Mời bạn về thăm Thành cổ
Rêu phong cổ kính uy nghi
Dùng dằng nghe câu Quan họ
Thắm duyên “liền chị”, “liền anh”

VIẾT TRONG ĐÊM HÀNH QUÂN



NGUYỄN TRỌNG TÀI

Đêm…
Đường hành quân rì rào gió hát
Chúng tôi đi, ánh trăng vàng soi bước
Qua bao xóm làng
Chúng tôi nhớ - giờ tan trường
Áo trắng bay, rợp tiếng cười pháo nổ
Má ai hồng đỏ
Đồng quê gánh lúa đi về
Để nắng chiều vương vấn mãi chân đê

CHIỀU THỨ BẢY

NGUYỄN VĂN

Cứ mỗi chiều thứ bảy
Anh lại chờ thư em
Biết rằng nỗi niềm ấy
Đã lặn vào trong tim.

Chiều thứ bảy em ơi!
Hoàng hôn tím lưng đồi
Đồng đội nghêu ngao hát
Khỏa lấp nỗi đầy với.

KỶ NIỆM MÁI TRƯỜNG



                           NGUYỄN QUANG MINH
Mái trường này tôi đã lớn lên
Những tháng năm giảng đường đại học
Tình thầy cô chăm lo, đùm bọc
Dẫn dắt tôi những bước ban đầu

“ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN”



PHAN VĂN LƯƠNG
Giữa thế kỷ hai mươi ngập tràn biến động
Có một con người tạo dấu ấn không phai -
 Trong trái tim những ai đã từng là chiến sĩ,
                                     Trong mỗi con người từ đất Việt sinh ra.

XUÂN ĐƯỢM TÌNH QUÊ

Đỗ Đức Mạnh
Đất trời một cõi giao hòa
Lộc xanh nảy biếc muôn hoa đua cười
Hoa đào khoe sắc nhuộm tươi
Dấu chân qua lại bước người du Xuân
Nhà nhà xum họp quây quần
Năm qua gác lại gian truân ... nhọc nhằn
Rượu nồng hương nếp lăn tăn
Ban thờ tiên tổ hương vằn khói bay
Đào – Mai tung cánh níu ngày
Mênh mang cánh Én liệng bay rộn ràng
Rền vang tiếng trống hội làng
Nếp quê bừng sáng muôn trang rạng ngời
Tay bùn – Chân lấm ! thảnh thơi

Xuân Đến Rồi Về Thành Cổ Đi Em



Én liệng đầy, trời Kinh Bắc mênh mang
Đào khoe sắc hây hây làn cánh mỏng
Để cho Anh biết bao ngày trông ngóng
Nón ba tầm, yếm thắm, má hồng xinh

Câu hát trao duyên bẽn lẽn đưa tình
Áo lính xanh cùng mớ ba mớ bảy
Năm tháng trôi theo Anh về nơi ấy
Ba lô đầy những sợi nhớ sợi thương

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

CẢM XÚC VƯỢT SÔNG CẦU

PHẠM QUỐC TRUNG

Luyện tập vượt Sông Cầu
Chiều cuối Thu, se lạnh
Ba lô, gạo, súng, đạn
Dập dềnh làn nước xanh.

Bè, mảng cõng trên lưng
Súng phòng không, súng cối
Từng người, từng khẩu đội
Ngang dòng đạp nước trôi.