Pages

TRANG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

TIỂU ĐOÀN TRAI BẢN

                                                   Kịch bản phóng sự -  PHÙNG VĂN LẬP[*]

1. Nói đến mền núi, vùng sâu, vùng xa, bên giới, chúng ta thường nghĩ đến địa bàn chiến lược của Tổ quốc, vùng hẻo lánh, khó khăn; nơi có bản lảng của đồng bào các dân tộc ít người sinh sống, nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử, ở vị trí tiền tiêu, phên dậu của Tổ quốc, tinh thần yêu nước, cần cù lao động, dũng cảm hy sinh, xả thân vì Nước trong chống ngoại xâm của đồng bào dân tộc ít người luôn được khơi dậy, vun đắp, phát huy trong thế trận cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc của dân tộc
Chủ trương, chính sách dân tộc hướng đến xây dựng tinh thần “Bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, công tác giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ công tác ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới luôn được quan tâm, chú trọng.

Cán bộ là cái gốc của công việc. Bởi thế, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn chiến lược, những đơn vị quân đội có nhiều con em các dân tộc ít người không đơn thuần chỉ là giải quyết những khó khăn về công tác điều động, bố trí, phát huy năng lực cán bộ mà còn là vấn đề chiến lược nhằm tăng cường hiệu lực lãnh đạo Đảng, giải quyết khâu trọng yếu của vấn đề dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc.
2. Thực hiện chủ trương của Đảng, với thành tựu, kinh nghiệm, yêu cầu của công tác giáo dục đào tạo, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ đổi mới đất nước, cách đây hơn 20 năm, ngày 07/9/1991, từ đơn vị tiền thân là Đại đội 16, Tiểu đoàn 1 của Trường Sĩ quan Chính trị được thành lập.
Đây là đơn vị quản lý học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội là con em các dân tộc ít người có quy mô như thế không nhiều của quân đội. Điều đó đã đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy, tầm nhìn, năng lực đào tạo đội ngũ cán bộ; thêm một hợp phần sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường.
Với mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị vừa Hồng vừa Chuyờn là con em đồng bào các dân tộc ít người, công tác ở những địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc, những đơn vị có nhều quân nhân dân tộc ít người. Cho nên học viên được ưu tiên trong công tác tạo nguồn từ các trường thiếu sinh quân, nguồn cử tuyển.
Học viên nhập trường có đủ đều kiện tham gia học tập, rèn luyện theo nội dung, chương trình đào tạo thống nhất của các đối tượng đào tạo cơ bản thành cỏn bộ chính trị cấp phân đội, trình độ Cử nhân, và thường xuyên được cập nhật, bổ sung kiến thức văn hóa các dân tộc, những vấn đề dân tộc nóng bỏng, cùng thực tiễn công tác công tác vận động quần chúng của Đảng, Nhà nước, quân đội.
Trong môi trường giáo dục đào tạo chính quy, tiên tiến, mẫu mực, hoạt động sư phạm và nghiên cứu khoa học của một trường đại học, những người con của bản, làng vùng sâu, vùng xa được bắt nhịp, tôi luyện về phẩm chất, năng lực. Cũng như các đối tượng khác, sự trưởng thành, hoàn thiện về nhân cách của học viên, đều là sự hội tụ đầy đủ phẩm chất, năng lực cần có của người cán bộ sĩ quan và phẩm chất, năng lực của người cán bộ chính trị trong quân đội.
Tuy nhiên, bên cạnh những cái chung ấy, điều làm nên ý nghĩa của việc thành lập đơn vị quản lý học viên là người dân tộc ít người lại là sự hiện hữu về tính đúng đắn, hướng đích của chính sách tạo nguồn cán bộ khi được triển khai.
Trước hết là những thuận lợi và khó khăn được tiên liệu và giải quyết trong quá trình giáo dục đào tạo.
Hơn ai hết chính những cán bộ, giảng viên của Nhà trường, học viên Tiểu đoàn 1 hiểu sâu sắc điều này.
Nhận thức và cảm nhận chung về học viên của Tiểu đoàn 1, đó là sự cần cù, ham hiểu biết, ngay thẳng, thật thà, một lòng một dạ theo Đảng, Chính phủ. Luôn tự tôn, tự hào về truyền thống văn hóa, về quê hương, bản làng ruột thịt, sẵn lòng thương yêu, tôn trọng tình bạn, nghĩa tình thủy chung, gíup đỡ đồng chí đồng đội. Và chính những phẩm chất quý báu, tốt đẹp ấy đó làm điểm tựa cho đội ngũ học viên vượt qua những khó khăn, bất cập về nền kiến thức khi tiếp thu, lĩnh hội tri thức mới, về khắc phục tập quán, phong tục chưa phù hợp với việc rèn luyện phương pháp tác phong công tác của người cán bộ chính trị.
Sự quan tâm, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, quân đội về công tác giáo dục đào tạo đối với đồng bào các dân tộc đó được hiện thực hóa sinh động tại Nhà trường. Từ việc thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu yêu cầu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đào tạo, đến phát huy vai trò, trách nhiệm chính trị của đội ngũ cán bộ, giảng viên; khơi dậy, động viên, nuôi dưỡng lòng nhiệt tình, quyết tâm phấn đấu trưởng thành của đội ngũ học viên. 
Ngay tại Tiểu đoàn, với tinh thần Đơn vị là nhà, cán bộ, nhân viên, học viên, chiến sĩ đều là anh em ,những hoạt động học tập, sinh hoạt và công tác đó được triển khai theo hướng tạo ra môi trường giáo dục khoa học xó hội và nhân văn, môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú của các dân tộc Việt Nam. Nhất là các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị sinh động, sát gần với yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ của học viên sau khi tốt nghệp.
3. Gần 1000 cán bộ chính trị tốt nghiệp từ Tiểu đoàn đã phát huy tốt phẩm chất, năng lực, trở thành những cán bộ có uy tín, trong đó có một số đồng chí trưởng thành nhanh chóng và hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị, các đơn vị lực lượng vũ trang ở nhiều địa phương miền núi, biên giới. Phát huy tốt vốn sống, thói quen, phong tục tập quán và ngôn ngữ dân tộc sẵn có; dễ dàng thâm nhập, hoà đồng với cuộc sống sinh hoạt, văn hoá của đồng bào các dân tộc; trực tiếp phổ biến, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và góp phần mang tri thức văn hoá, khoa học- kỹ thuật đến với bà con trên địa bàn đóng quân, là lực lượng nòng cốt trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị có đông con em đồng bào các dân tộc; góp phần quan trọng vào việc thực hiện quyền bình đẳng và tăng cường đại đoàn kết giữa các dân tộc, xây dựng địa bàn an toàn, vững mạnh; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, ổn định chính trị ở những địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh như biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.
Đó là thành quả lao động, cống hiến sáng tạo, học tập và công tác của các thế hệ cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ; sự đùm bọc, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương; các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Nhà trường. 
4. Chủ trương đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước, quân đội  về chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc cho những địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được cụ thể hóa bằng chính sách đào tạo cán bộ người dân tộc ít người.
Đó là sứ mạng mà Trường Sĩ quan Chính trị được vinh dự góp phần triển khai thực hiện. Nhà trường luôn tự hào, tin tưởng về đội ngũ học viên dân tộc ít người đã và đang được đào tạo tại Trường. Họ đang và sẽ là những cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt, luôn mang trong mình giá trị, tinh hoa văn hóa các dân tộc song được soi sáng bởi quan điểm, đường lối của Đảng, của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và nghệ thuật quân sự, truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta.
Để quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc, sáng tạo đường lối, quan điểm về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đường lối quân sự- quốc phòng, chủ trương và phương hướng giáo dục- đào tạo, tạo nguồn đội ngũ cán bộ quân đội của Đảng và Nhà nước, Nhà trường sẽ còn rất nhiều việc cần làm, mà trước hết là phát huy thành quả, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Sứ mạng và tầm nhìn đang thôi thúc, đòi hỏi tất cả các lực lượng của Nhà trường phấn đấu, vươn lên.

   

 





[*] Phòng Chính trị

0 nhận xét:

Đăng nhận xét