Tác giả: Nguyễn Hữu Nghị
Khoa Văn hóa Ngoại ngữ
Với kinh nghiệm gần 20 năm làm công tác giảng dạy, khoác trên mình bộ quân phục, tôi luôn tự hào mình là “thầy giáo – chiến sĩ”, bây giờ đã được coi là “lão làng” trong con mắt các giảng viên trẻ của Khoa Văn hóa Ngoại ngữ. Ấy vậy mà mỗi lần ngồi phía cuối lớp dự giờ, kiểm tra giảng những tiết lên lớp đầu tiên của các giảng viên trẻ mới về Khoa công tác, trong lòng tôi vẫn dấy lên cảm xúc bồi hồi, khó tả. Dường như khi tôi lắng nghe, chăm chú theo dõi những gương mặt tươi trẻ căng tràn nhiệt huyết ấy, tôi lại bắt gặp hình ảnh của chính mình gần 20 năm về trước của một kỷ niệm luôn sống mãi trong tôi: buổi lên lớp đầu tiên trước đối tượng học viên hoàn thiện cao đẳng 18 tháng những năm 1996- 1998.
Khoa Văn hóa Ngoại ngữ
Với kinh nghiệm gần 20 năm làm công tác giảng dạy, khoác trên mình bộ quân phục, tôi luôn tự hào mình là “thầy giáo – chiến sĩ”, bây giờ đã được coi là “lão làng” trong con mắt các giảng viên trẻ của Khoa Văn hóa Ngoại ngữ. Ấy vậy mà mỗi lần ngồi phía cuối lớp dự giờ, kiểm tra giảng những tiết lên lớp đầu tiên của các giảng viên trẻ mới về Khoa công tác, trong lòng tôi vẫn dấy lên cảm xúc bồi hồi, khó tả. Dường như khi tôi lắng nghe, chăm chú theo dõi những gương mặt tươi trẻ căng tràn nhiệt huyết ấy, tôi lại bắt gặp hình ảnh của chính mình gần 20 năm về trước của một kỷ niệm luôn sống mãi trong tôi: buổi lên lớp đầu tiên trước đối tượng học viên hoàn thiện cao đẳng 18 tháng những năm 1996- 1998.
Tốt
nghiệp Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1995, đáng lí ra tôi
phải là thầy giáo
của những cô cậu cấp 3 mới đúng, vậy mà cơ duyên lại đưa cuộc đời tôi trở thành người “lái đò” của những sinh viên mặc áo lính. Vẫn ngày ngày lên lớp với bảng, phấn, nhưng đối tượng thì hoàn toàn khác với những gì tôi hình dung trước khi vào quân ngũ. Không phải là những cô cậu học trò tuổi mới lớn hồn nhiên, trong trẻo, tinh nghịch chỉ nhường lại hai vị trí đầu cho “nhất quỷ nhì ma”.
Sau những tuần đầu bỡ
ngỡ, tôi đã từng bước thích nghi, hòa nhập với đặc thù công việc, được Thủ
trưởng Khoa cho “thử sức” trước các đối tượng học viên.
Trung tuần tháng 11 năm
1998, tôi được Thủ trưởng giao nhiệm vụ huấn luyện mới: tham gia giảng dạy 2
lớp hoàn thiện cao đẳng 18 tháng. Đối tượng học viên của 2 lớp này, đa phần là
những cán bộ đã trải qua thực tế công tác nhiều năm, quân hàm từ Thượng úy đến Thượng
tá, trải qua các cương vị khác nhau, tuổi thanh xuân đã nhiệt thành cống hiến
cho đất nước và mới chỉ học qua các lớp sơ cấp, trung cấp nay mới có điều kiện
để học tiếp. Về tuổi tác, họ đáng bậc cha chú của tôi; về kinh nghiệm thực tiễn,
họ giàu vốn sống và trải nghiệm, nhiều đồng chí trong lớp có lẽ tuổi quân còn
nhiều hơn tuổi đời của tôi. Nhận nhiệm vụ, tôi mang tâm trạng bất an với cảm
giác lo lắng dường như có một áp lực vô hình đang đè nặng, liệu mình có đủ tự
tin, bản lĩnh để hoàn thành nhiệm vụ trong khi chỉ có bầu nhiệt huyết tuổi trẻ
và kinh nghiệm giảng dạy hơn một năm.
Đêm trước hôm lên lớp,
mặc dù đã chuẩn bị hồ sơ giáo án đầy đủ, đã tập giảng, thông qua bài khá trơn
tru ở Khoa nhưng sao vẫn thấy chộn rộn trong lòng, một cảm giác hồi hộp, lo âu,
thắp thỏm – một tâm trạng khó diễn đạt thành lời. Tôi vốn là người rất dễ ngủ,
vậy mà không sao chợp mắt được. Cứ nhắm mắt vào là những dòng giáo án, những
tình huống sư phạm của bài giảng ngày mai lại hiện lên trong tâm trí tôi, tiến
trình bài giảng như được tua lại nhiều lần…Tôi chỉ mong sao cho trời chóng sáng
để được lên lớp “công diễn” với không nhiều tự tin.
6g30 phút, vào lớp, tôi
bước lên bục giảng với tâm trạng khá hồi hộp, trống ngực đập thình thịch, nhịp
tim có lẽ phải lên đến 150 lần/phút. Tôi đưa mắt nhìn một lượt xuống lớp học
với những ấn tượng mạnh: 2/3 học viên trong lớp đeo kính lão, đa số mái đầu điểm
bạc và quân hàm thấp nhất là Thượng úy…Mất mấy phút sau tôi mới lấy lại được
cảm giác thăng bằng. Sau vài lời giới thiệu làm quen của buổi đầu lên lớp, tôi
nghe có tiếng xì xào: “thầy giáo trẻ thế, hơn con gái út của tôi một tuổi”
tôi làm như không nghe thấy và bắt đầu bài giảng. Tiết đầu tiên của chủ đề 3
học phần Lịch sử dân tộc: “Khái quát lịch sử văn hóa Việt Nam” chủ yếu là giải
quyết các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hóa học, cơ sở văn hóa, bản sắc văn
hóa, văn hóa cổ truyền…có những khái niệm rất trừu tượng, không dễ cắt nghĩa,
nhất là phải lấy ví dụ thực tiễn để minh chứng, mà tôi thì vốn sống, kinh
nghiệm thực tiễn còn ít ỏi. Một số học viên trong lớp còn kiểm tra kiến thức
của thầy giáo trẻ bằng cách đưa ra một số câu hỏi có thể không khó nhưng
mang yếu tố bất ngờ như “Nhờ thầy giải thích cho ý nghĩa của nhà mồ, tượng
nhà mồ và lễ bỏ mả của một số dân tộc ở Tây Nguyên”; “Vì sao trong thế giới
hiện đại khoa học kỹ thuật phát triển, con người có sự hiểu biết sâu sắc về thế
giới nhưng dòng người gia nhập các tôn giáo vẫn không ngừng gia tăng?”…Trong
những trường hợp này, đối với đa số giáo viên trẻ nếu không bình tĩnh xử lý
các tình huống “phát sinh ngoài kịch bản” sẽ “toát mồ hôi hột”, loay hoay, dẫn
tới cháy giáo án và có thể tiết học sẽ đi theo một hướng rất khác. Tôi thầm
nghĩ, mình sẽ biến thách thức này thành cơ hội để khẳng định thương hiệu của
Khoa Văn hóa Ngoại ngữ, thương hiệu của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Trước khi trả lời câu hỏi của các đồng chí học viên, tôi thường đặt các
câu hỏi ngược lại để cả lớp cùng suy nghĩ, trả lời như: “các đồng chí có
biết điểm khác nhau về của đồ cúng của đồng bào Tây nguyên trong lễ Bỏ mả với
đồ cúng của đồng bào Kinh?”; “Mối liên hệ giữa người sống và người chết trước
và sau khi làm lễ Bỏ mả”; “Những áp lực của cuộc sống hiện đại và nhu cầu tinh
thần của con người?”…rồi tôi cố gắng vận dụng kiến thức, khả năng diễn đạt
để làm sao có câu trả lời thuyết phục nhất trước cả lớp. Tiết học trở nên sôi
nổi, khoảng cách tuổi tác giữa giáo viên và học viên dường như không còn nữa,
tôi đã cảm nhận được những ánh mắt hài lòng, thân thiện, thái độ tôn trọng của
lớp học.
Giờ học kết thúc. Tôi
thở phào nhẹ nhõm, một cảm giác sảng khoái, nhẹ nhõm ngập tràn, những lo lắng,
mệt mỏi bởi một đêm mất ngủ dường như tan biến. Về đến Khoa, đồng chí Chủ nhiệm
Khoa bắt tay thân mật hỏi “Thế nào? Hôm nay dạy ổn chứ”, tôi đứng nghiêm
giơ tay thực hiện động tác chào: “Báo cáo Thủ trưởng, tôi đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ!”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét