* Ngô Xuân Trường- Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ
Nhân vật:
- Đại tá Hoài: Bí thư chi bộ- phó Chủ nhiệm khoa
- Thiếu tá Niệm: Tổ trưởng đảng - Chủ nhiệm bộ môn
- Đại tá Hoài: Bí thư chi bộ- phó Chủ nhiệm khoa
- Thiếu tá Niệm: Tổ trưởng đảng - Chủ nhiệm bộ môn
- 2 Học viên: Nhớ -
Thương
(Tại phòng làm việc của bộ môn vào ngày nghỉ, không gian im lặng), (cảnh trí: có bàn ghế, ấm chén, phích, có bàn làm việc trên bàn có vài quyển vở).
(Tại phòng làm việc của bộ môn vào ngày nghỉ, không gian im lặng), (cảnh trí: có bàn ghế, ấm chén, phích, có bàn làm việc trên bàn có vài quyển vở).
Niệm: (Đi vào): Lạ thật…! Hôm nay
ngày nghỉ, ai vào mở cửa mà cấm thấy người đâu… chẳng lẽ chiều qua về mọi người
quên khóa cửa.
(Ra đứng ở bàn làm việc vừa dở sách vừa ngêu ngao hát) "Ngời sáng CN Mác Lê nin… Ngời sáng tư tưởng Hồ Chí
Minh…Đưa cách mạng Việt Nam… tiến tới thành công… là la lá la … là la lá la…
Tình tinh tính tinh… tình tinh tính
tinh.
Hoài: (Đi
vào): Niệm đấy à… Hôm trước cậu đăng ký đi tranh thủ về quê, sao giờ này vẫn
đây?
Niệm: Anh
à! tuần này em định về nhà, mấy tuần
không về rồi nhưng còn bài hội thảo Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân năm 1975 em viết rồi nhưng cảm thấy chưa ưng lắm đang tranh thủ sửa lại. Và
em cũng hẹn mấy cậu học viên lên trao đổi cái đề tài khoa học mà em hướng dẫn
anh ạ… Anh vào từ bao giờ?
Hoài:
Mình vào được một lúc rồi.
Niệm: Tổ
chức hội thảo Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 kỷ niệm 40 năm
Chiến dịch Hồ Chí Minh nên các bài tham luận phải viết cẩn thận tí anh ạ. Chúng
em không được trực tiếp tham gia chỉ nghe qua đài, báo và phim nên khó viết ra
phết anh ạ.
Hoài: Ừ! Thông qua các bài tham luận trong hội thảo để
giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tinh thần chiến đấu ngoan cường của
quân và dân ta, nên cũng cần có những kiến thức, và tư liệu thì bài viết mới có
sức thuyết phục.
Niệm: Vâng
em cũng nghĩ vậy, nên cứ lăn tăn mãi. Mà
ngày nghỉ anh vào có việc gì đấy?
Hoài: Ừ mình vào có tý việc... Niệm này, tớ đố cậu biết buồng chuối kia có bao
nhiêu nải?
Niệm:
Cái buồng chuối ở cạnh nhà tắm của khoa ta chứ gì?… Buồng ấy… giỏi lắm thì 10
nải chứ mấy.
Hoài:
Sai, sai bét! 18 nải đấy cậu ạ.
Cậu thấy không, đúng là cái anh phân
lân nung chảy tốt ra phết… quả to… đều… trông như chuối vẽ.
Niệm:
Trời ạ, anh lại vào chăm mấy cây chuối chứ gì, đúng là…trẻ trồng na, già trồng
chuối!
Hoài:
Cậu nói đúng! đó là quy luật của cuộc sống… con người sinh ra, già đi, bệnh rồi
chết, đúng là sinh - lão - bệnh - tử. Già thì phải nghỉ, rồi cũng phải chết chứ
ai sống mãi được. Đã đến tuổi nhà nước cho nghỉ nghĩa là sức khoẻ giảm sút rồi,
trình độ năng lực thì có hạn nghỉ là lẽ đương nhiên tre già thì măng mọc mà.
Niệm:
Kìa anh… em xin lỗi… em không có ý gì đâu, chỉ là câu cửa miệng thôi mà.
Hoài:
Không… có sao đâu… mà cậu nói đúng lúc lắm. Tớ có chuyện này cũng muốn tâm sự,
nhưng không biết bắt đầu từ đâu…
Niệm:
Có chuyện gì hả anh? Mà trông anh dạo này thần sắc không được tốt. Các anh có
tuổi rồi mà vẫn phải làm việc suốt ngày, nào thì chỉ đạo điều hành huấn luyện,
duy trì hành chính quân sự, nào thì họp hành, giao ban, nào thì đề tài khoa học
các cấp rồi vẫn phải đề tài cá nhân nữa chứ.
Hoài:
Ừ, tuy có mệt nhưng cũng thấy vui cậu ạ, bọn mình mà ngày nào không có việc
cũng thấy buồn. Có việc làm cảm thấy thời gian đỡ tẻ
nhạt hơn.
Niệm:
Anh ngồi đây, em pha ấm trà anh em mình
cùng uống.
Hoài: Cậu cứ pha mà uống, tớ lâu lắm
có uống trà khô này đâu, chỉ uống trà xanh thôi.
Niệm:
Vâng!..về ở với anh chưa được lâu nhưng
em biết chứ!
Hoài:
Niệm này! mấy hôm nay lên lớp, đứng trước học viên thấy những cặp mắt chăm chú
nghe giảng của học viên mình thấy thật hạnh phúc.
Nhưng, không biết vì sao dạo này mình
hay nghĩ về quá khứ thế, cứ nằm nghỉ là nghĩ về cảnh chiến trường ngày xưa.
Niệm:
Anh nói sao? em không hiểu! có chuyện gì hả anh?
Hoài:
Ừ! Nói sao nhỉ? (Nhạc trầm hùng).
Mới hôm nào… là chàng trai 18 tuổi,
theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, gác bút nghiên lên đường đánh giặc.
Sau 3 tháng huấn luyện… thế là hành
quân đi miết… ngày nghỉ, đêm đi… hàng tháng ròng. Vào đến chiến trường Quảng
Trị… nơi kẻ thù đặt cho cái tên: "Vùng đối đầu lịch sử" bắt
đầu làm quen cơm vắt, ngủ hầm, đào hào vây lấn. Từ một anh thư sinh trở thành
một chàng lính trẻ… rồi những đêm sốt rét trong rừng, những ngày đói bấm lòng
chờ giặc tới.
Cậu biết không!
Niệm:
Sao hả anh?
Hoài:
Hồi ở nhà… bọn con gái làng ghen với làn da trắng như trứng gà bóc của mình,
nhìn mà thích. Vào chiến trường, lần đầu giáp mặt với quân thù dầm ra quần lúc
nào không hay.
Ấy vậy mà chỉ sau vài trận sốt rét da
thì mái, môi thì thâm, nhưng được cái trong mưa bom bão đạn suốt 81 ngày đêm
thành cổ, mình vẫn trụ vững… không mảy may sứt sát gì.
(Nhạc buồn…)
Trong khi đó đã có biết bao đồng đội ngã xuống, khi tuổi còn rất
trẻ… phải nằm lại nơi núi rừng…
Niệm:
Thời các anh cả nước lên đường, cả dân tộc ra trận…
Hoài:
Không hẳn vậy đâu …
Cũng có người hiên ngang ra trận, anh
dũng hy sinh với niềm tin thắng giặc, nhưng cũng có kẻ tham sống sợ chết, lẩn
trốn, đảo ngũ, trốn tránh trách nhiệm với dân tộc.
Niệm:
Vâng… chính niềm tin đã làm nên một kỳ tích của dân tộc…
(Nhạc hào hùng)
Hoài:
Sau đó mình tham gia đánh cửa Việt: 1973, Thượng Đức 74 và cùng đoàn quân hành
quân thần tốc tiến vào dinh lũy cuối cùng của Mỹ trưa 30/4.
Sau chiến dịch, mình được cử về SQ CT
học… ngày ra trường lại tham gia
chiến dịch biên
giới Tây Nam.
Đúng
là lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của quá trình chống giặc ngoại xâm.
Niệm: Chuyện của anh hôm nay em mới được nghe… Nhưng tại sao hôm nay
anh lại nhớ lại ký ức như vậy.
Hoài:
Niệm ạ… trong cuộc sống… ít ai tự nói về mình.
Nhưng mình phải biết mình là ai, biết
mình đang ở đâu.
Tớ nghĩ… bọn tớ quá độ rồi, không được
đào tạo cơ bản như các cậu hiện nay. Vậy mình nghĩ nên rút về hậu trường, để vị
trí này cho các cậu mới đúng. Vì thời đại này là thời đại của khoa học công
nghệ rồi, chứ thứ chủ nghĩa kinh nghiệm như bọn mình không còn phù hợp nữa…
Niệm: Anh nói vậy chứ bọn em còn phải học các anh nhiều,
nhất là vốn sống, kinh nghiệm.
À … thế còn một bí mật của anh nữa…
thấy các anh kể lại… em chưa rõ… anh hay uống chè xanh… mà phải là chè quê anh…
Hoài: Ừ!
Tốt nghiệp SQCT… được nghỉ 15 ngày phép về quê… các cụ đã dạm sẵn cho một cô
giáo trường làng, thế là cưới, sau 5 ngày mình lên đường.
Trước
hôm đi các cụ trong làng đến chia tay… vợ nấu nồi nước chè xanh mời các cụ, rồi
đưa cho mình một bát chè xanh nóng và nói: Anh uống đi, không đâu chè xanh ngon
bằng chè quê mình, vừa xanh nước, vừa đượm tình.
Ở quê
mình cứ vào buổi trưa hè các gia đình nấu chè xanh gọi nhau sang cùng uống, vậy
mới có câu "trưa nắng hè gọi nhau dâm dan chè xanh".
Sáng
hôm sau trước khi đưa mình ra tàu đi nhận nhịêm vụ mới, vợ đưa cho mình một
cuốn sổ tay, dở trang đầu là dòng chữ của một cô giáo trường làng, có đoạn
viết:
Ngày mai anh lên
đường
Lòng em dõi theo
anh
Hương
vị nước chè xanh
Theo
anh ra mặt trận
Dẫu
đợi tháng, đợi năm
Em
tin ngày chiến thắng
Giặc
tan anh trở về
Chè
quê đượm mời anh.
Những
câu này viết mộc mạc… giản dị thôi… mà chất chứa tình yêu thương… chất chứa
niềm hạnh phúc; nói lên sự đợi chờ, niềm tin thắng trận của những người vợ khi
chồng đi chiến đấu.
Niệm:
À… vậy là những suy tư… những trăn trở của anh hiện về từ ký ức.
Hoài:
Nhất là khi các cháu học xong đi làm, ở nhà còn mỗi mình bà xã.
Niệm:
Nhưng bây giờ 2 cháu đã trưởng thành, đã tự lập cuộc sống.
Hoài:
Chính vì vậy mình mới thấy thương bà xã mình suốt đời lầm lũi, tần tảo một mình
nuôi con, cho đến giờ chưa được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Quá nửa đời người
trong quân ngũ… hơn 20 năm đứng trên bục giảng… Mình cảm thấy không hổ thẹn với
những gì mình đã làm. Xong cứ nghĩ lại càng thấy thương bà xã, hơn 30 năm cuộc
sống vợ chồng mà chẳng mấy khi được gần nhau, chẳng giúp được gì cho bà ấy.
Nhớ & Thương: (Bước vào, cả 2 đồng thanh) Em chào 2 thầy ạ!
Niệm:
Các em đến từ khi nào vậy?
Nhớ:
Dạ… thưa…
Thương:
Thưa thầy em đến từ ban nãy…
Niệm:
Vậy là… các em đã…
Thương:
Chúng em xin lỗi 2 thầy, lẽ ra chúng em không…
Hoài:
Kìa… không sao… vào đây…
Nhớ lần sau đã đến theo hẹn thì vào, nay
mai ra trường làm cán bộ chính trị mà
rụt rè thế là không được đâu.
Nhớ:
Nhưng bọn em sợ làm cắt đứt mạch tâm sự của 2 thầy, qua được nghe những điều 2
thầy tâm sự, chúng em rút ra 1 điều, trong công việc luôn phải có nghị lực và
niềm tin . Các thầy là những tấm gương chúng em phải học tập
Hoài:
Em nói đúng… làm gì cũng phải có niềm tin, nếu không có niềm tin sẽ không làm
được gì cả.
À… thế có phải 2 em lên để thầy
Niệm hướng dẫn nghiên cứu khoa học có
phải không?
Nhớ và Thương: Dạ… vâng ạ!
Niệm: Báo cáo anh… đây là 2 cậu em hướng dẫn nghiên cứu khoa học đấy
anh ạ!
Hoài:
Tốt lắm!
Các em định viết về đề tài gì?
Nhớ:
Thưa thầy chúng em định viết về vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng
Hồ Chí Minh cho học viên đào tạo chính trị viên ở Trường ta thầy ạ.
Hoài:
Hay lắm, đề tài này theo mình nghĩ rất hay, đúng vào lúc cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang được tổ chức sâu rộng trong toàn
quân, lại gắn với việc Nhà trường đang triển khai gặp mặt, tôn vinh những tập
thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh lại càng có ý nghĩa. Theo mình đây là đề tài rất có ý nghĩa thực tiễn.
Các em đang là người đi tuyên truyền cho cuộc vận động học tập, làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vậy các em có suy nghĩ gì về kết quả thực hiện nghị quyết Trung ương
4.
Thương:
Thưa thầy… em nghĩ… Sau đợt tự phê bình và phê bình mỗi đảng viên đều có nhận
thức đúng về việc tu dưỡng, rèn luyện và sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm
của mình nên sẽ có kết quả tốt ạ.
Hoài:
Em dựa vào đâu?
Thương:
Dạ… thưa thầy…
Nhớ:
Thưa thầy…
Hoài:
Em cứ trao đổi ý kiến của mình.
Nhớ: Thưa thầy… theo em… kể ra… cũng
khó, vì theo em cái quan trọng nhất là sau tự phê bình và phê bình mỗi đảng
viên rút ra được điều gì và phải làm gì?
Hoài: Em nói đúng, kể ra việc nêu ra
các điểm mạnh, điểm yếu trên các nội dung kiểm điểm thì ai cũng sẽ viết ra được thậm trí viết rất hay, nhưng vấn đề
là ở chỗ sau buổi sinh hoạt mỗi đảng viên phải tự nhận thấy mình phải điều
chỉnh mình, sửa chữa mình như thế nào để gắn với việc thực hiện nghị quyết.
Niệm: Anh ạ, ngay cả việc làm bản tự
kiểm điểm không phải tất cả mọi đảng viên đều đã nhận thức đúng đâu; đợt kiểm
điểm vừa rồi vẫn có đảng viên làm bản tự kiểm điểm một cách rất hời hợt, làm
cho qua chuyện, dẫn đến phải viết đi viết lại vài lần và sau đó là xác định kế
hoạch tu dưỡng phấn đấu của một số đảng viên còn chung chung, thiếu cụ thể, mà
việc học tập tấm gương của Bác là từ những việc làm rất cụ thể.
Hoài: Đấy! chính việc làm đó của các
tổ đảng và cấp ủy là thể hiện sự nghiêm túc trong thực hiện nghị quyết; và đó
cũng là biện pháp để nâng cao nhận thức, thái độ trách nhiệm của đảng viên khi
thực hiện tự phê bình và phê bình gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đấy.
Thương:
Dạ…thưa thầy… em cũng nghĩ vậy.
Niệm:
Là đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình
phải gắn với việc học tập ngay cách tiếp thu sửa chữa khuyết điểm của
Bác. Vì vậy để sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế sau tự phê bình và phê bình
đòi hỏi chúng ta phải thực sự nghiêm túc, mỗi đảng viên phải có kế hoạch phấn
đấu tu dưỡng cho bản thân mình. đồng thời phải có niềm tin và phải có cái tâm,
mà tâm thì phải sáng, trí phải bền, phê bình phải đúng người, đúng việc, và phải
có lòng tự trọng có vậy mới sửa chữa được những khuyết điểm, hạn chế của mình.
Hoài:
Đúng! Mỗi chúng ta phải có lòng tự trọng và phải có quyết tâm sửa chữa.
Thương:
Dạ… em hiểu rồi… các thầy đã cho em thêm một bài học, bài học làm người, bài
học rèn làm chính trị viên. Chắc chắn sắp tới bọn em sẽ có thêm niềm tin và có
nhiều điều bổ ích để đưa vào nội dung đề
tài của mình.
Chúng em xin hứa sẽ
thường xuyên tu dưỡng bản thân để xứng danh hiệu Bộ đội cụ Hồ, xứng đáng là
người chính trị viên “vừa hông, vừa chuyên”
Hoài:
Hãy hứa với lòng mình trước đã các bạn trẻ ạ. Quá khứ - hiện tại - tương lai
luôn vận động theo quy luật dòng chảy, Cuộc sống có hoa thơm, quả ngọt và cũng
có thác, có ghềnh, đòi hỏi mình phải cố gắng học tập, tu dưỡng rèn luyện thì
mới đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ mới. Vì
Hoa hồng nào cũng có gai, nếu ai sợ gai sẽ không hái được hoa hồng.
Nhớ, Thương:
Chúng em cám ơn các thầy.
Hoài: Rồi! các em làm việc với thầy Niệm đi. Chúc các
em đạt kết quả tốt đề tài giáo dục đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh .
Nhớ, Thương:
Dạ cám ơn thầy./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét