Trong kho tàng văn học Việt nam, ca dao, tục
ngữ luôn được tồn tại, gắn liền với đời sống nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Bởi ca dao, tục ngữ là tiếng nói chứa đựng những suy nghĩ, nơi kết tinh,
lắng đọng những tâm tư, tình cảm cùng những kinh nghiệm quý báu với muôn màu
sắc trong đời sống xã hội của nhân dân. Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ Việt nam,
ta còn bắt gặp hình ảnh người thày giáo với bao vẻ đẹp thật đáng tự hào và trân
trọng.
Nói đến việc học và đạo lý thày trò, ca dao,
tục tục ngữ thể hiện bằng tình cảm, sự kính trọng, lòng
biết ơn của lớp lớp thế hệ học trò giành cho người thầy và lưu giữ suốt chiều
dài lịch sử dân tộc: “Muốn sang thì bắc
cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”… Bởi vậy, từ xa xưa, dù khó
khăn đến mấy thì người dân Việt Nam vẫn có
gắng cho con em mình đi học với quan niệm: “Không
thầy đố mày làm nên” để được “làm người”. “Làm người” với mong muốn trước
tự giúp cho cuộc đời mình khỏi cơ cực, sau giúp ích cho quê hương, đất nước...
Đối với mỗi người học, để tiếp thu được kho tàng
tri thức vô cùng phong phú của nhân loại, dù bằng nhiều mục đích, phương pháp
khác nhau, song đều gặp nhau ở chỗ là họ luôn cần đến sự định hướng, dắt dìu
của người thầy trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Do đó, những ước nguyện của
mỗi người học cũng đều được thể hiện rất rõ qua từng câu trong ca dao, tục ngữ:
"Mấy ai là kẻ không thầy/ Thế gian thường nói đố mày làm
nên". Vì
vậy, khi được thày dạy dỗ, tất cả đều có cùng sự tôn trọng với người dạy mình: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ
cùng là thày, nửa chữ cùng là thày), bởi “Một
bụng chữ còn hơn hũ vàng”... luôn là triết lý giáo dục trong cuộc sống của
nhân dân ta.
Chúng ta đều biết, mỗi người từ khi sinh ra
đến lúc trưởng thành, luôn được chăm sóc, dạy dỗ bởi bàn tay, tấm lòng thương
yêu, đùm bọc và bao la của nhiều người theo bước đi của thời gian. Khi còn nhỏ,
ta chịu ơn nghĩa sinh thành, nuôi dưỡng “như
nước trong nguồn” không ngừng tuôn chảy của mẹ, cao "như núi Thái Sơn" của cha.. Rồi khi lớn lên, cắp sách tới
trường, thì chính thày là người dìu dắt, dạy dỗ cho ta:
"Mẹ cha công
sức sinh thành/ Ra trường thầy dạy học hành cho hay", nên ca dao, tục ngữ cũng
khuyên: "Công cha, áo mẹ, chữ thầy/ Gắng công mà học có ngày thành
danh"...
Không những thế, trong ca dao, tục ngữ còn
là lời hứa hẹn của các thế hệ học trò về sự "đền ơn đáp nghĩa" nếu
thành đạt: "Bao giờ anh chiếm bảng vàng/ Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào
vong", hoặc:“Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây/ Có danh, có vọng nhớ thày khi xưa”... Song cũng phê phán những thói hư, tật xấu,
những người quay lưng lại với người đã dìu dắt, dạy dỗ mình: "Yêu
kính thầy mới được làm thầy/ Những phường bội bạc sau này ra chi"...
Có thể nói, ca dao, tục ngữ Việt Nam được
thể hiện vô cùng phong phú về nét đẹp và lòng kính trọng của xã hội nói chung
và lứa tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng với người thày, nó
không chỉ thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, mà đó còn
là lòng biết ơn của toàn thể xã hội với những người làm nghề dạy học. Đó là
truyền thống quý báu của dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử; là thể
hiện tinh thần hiếu học, ham học hỏi, cầu tiến bộ để góp phần xây dựng gia
đình, quê hương, đất nước thêm giàu đẹp; là đạo lý ngàn đời răn dạy mỗi người phải
sống có hiếu với cha, với mẹ, sống có nghĩa đối với người đã dạy cho mình những
nét chữ đầu tiên. Chính vì vậy, quan niệm thầy, trò đã trở thành thứ tình nghĩa
cao cả, thiêng liêng trải dải suốt bao đời nay, kết nối thành một sợi dây, tạo
nên truyền thống đẹp đẽ của dân tộc là “Tôn sư trọng đạo”.
Ngày nay, trước sự phát triển của đất nước,
bên cạnh những tiến bộ đã đạt được trong công tác giáo dục, đào tạo thì những
tác động của mặt trái cơ chế thị trường cũng len lỏi vào các nhà trường. Điều
đó đã làm cho không ít người thày vì lợi ích cá nhân mà quên đi đạo lý “Dạy chữ, dạy người và dạy nghề”. Tình
trạng suy thoái đạo đức và phẩm chất của một số thầy cô giáo đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân, không xứng
đáng với những gì xã hội tin cậy, gửi gắm, song đó chỉ là những hiện tượng còn
tồn tại ở một số rất ít thày cô giáo. Bởi đi bất cứ đâu, chúng ta vẫn bắt gặp
những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ và cao cả của bao thày giáo, cô giáo luôn tận tuỵ
với công việc, hết lòng thương yêu, giúp đỡ học sinh. Đó là hình ảnh những
người thầy, người cô ngồi kề ô cửa, tối tối bên ánh điện bàn say mê, đắm mình
vào trang giáo án với mong mỏi ngày mai trên bục giảng sẽ đem đến cho học trò
nhiều điều bổ ích và lý thú. Vẫn còn hiện lên sáng ngời
những thày cô kiên trì thắp lửa, truyền đạt tri thức, sưởi ấm tâm hồn thế hệ tương
lai với nghĩa cử cao đẹp “tất cả vì học
sinh thân yêu”. Nhiều
thầy, cô giáo dẫu tuổi đời còn rất trẻ song không quản ngại nắng mưa, tình nguyện “cõng chữ lên non”, mang ánh sáng của
con chữ đến với học sinh và kiến thức xây dựng kinh tế đến đồng bào miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giúp họ vượt lên rào cản hủ tục, thoát
khỏi cái nghèo, cái đói. Không ít các thế hệ thày cô đã cống hiến và gắn bó cả
quãng đời thanh xuân của mình ở vùng biên giới, hải đảo xa xôi và đã trở thành “hoa của núi rừng!”.
Vinh dự, tự hào về nét đẹp của người thày
cùng sự kính trọng của nhân dân suốt chiều dài lịch sử, mỗi thày cô giáo đứng
trên bục giảng hôm nay càng phải thấy mình cần có trách nhiệm lớn hơn, nặng nề
hơn với sự nghiệp ”trồng người”. Vì vậy, mỗi lời nói và hành động của các thầy,
cô giáo phải luôn chuẩn mực, mãi mãi là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò
học tập, noi theo, và để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội: “Dưới ánh sáng
mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”.
Lê Quang Thà
Khoa
Công tác đảng, công tác chín
0 nhận xét:
Đăng nhận xét